Ly kỳ những chuyện cách ly vì dịch bệnh trong lịch sử nhân loại
Chẳng có gì mới dưới mặt trời. Cách ly vì dịch bệnh là những câu chuyện xưa cũ. Xưa đến nỗi, những văn bản ghi chép cổ xưa như Kinh Thánh cũng đã đưa ra những hướng dẫn chi tiết cho việc này.
Dĩ nhiên, trong mỗi thời đại và hoàn cảnh, sẽ có những trường hợp khác nhau. Mời bạn qua bài viết này, tìm hiểu về những câu chuyện cách ly ly kỳ trong lịch sử nhân loại.
Nguồn gốc của từ “Cách ly”
Trong tiếng Anh, chữ “quarantine” ban đầu được sử dụng để mô tả một giai đoạn mà một con tàu mang mầm bệnh bắt buộc phải được cách ly. Từ này được sử dụng đầu tiên vào thế kỷ 17, nó bắt nguồn từ từ “quaranta giorni” trong tiếng Ý, có nghĩa là “40 ngày”. [dẫn nguồn]
Tại sao lại là trong tiếng Ý nhỉ? Nếu bạn nhớ, sự bùng phát bệnh dịch hạnh ở Châu Âu là thủ phạm của “vụ giết người hàng loạt” đáng kể nhất trong lịch sử loài người. Giữa những năm 1300, bệnh dịch hạch lan rộng khắp Châu Âu, bao gồm của nước Ý và Venice. Năm 1377, chính quyền Cộng hòa Ragusa (tức Dubrovnik, Croatia ngày nay) đã yêu cầu các tàu đến từ các khu vực chịu ảnh hưởng của bệnh dịch hạnh buộc phải cách lý trong 30 ngày trước khi cập cảng. Cuối cùng, các thành phố lân cận cũng bắt đầu thông qua luật này.
Trong nhiều thập kỷ, thời gian cách ly đã tăng từ 30 ngày lên 40 ngày. Và người ta dần gọi việc cách ly này là “quarantena”. Ngôn ngữ có tính chất, kiểu như “người ta đi mãi sẽ thành đường”. Chẳng ai biết chính xác tại sao từ ngữ đó bắt đầu phổ biến như thế.
Sau này, từ “quarantine” được sử dụng rộng rãi hơn, đề cập đến các biện pháp khác nhau trong việc cách ly các nhóm người được coi là có nguy cơ truyền nhiễm.
Ngày xưa bệnh tật lây lan chủ yếu đường hàng hải, và họ đã treo cờ để…
Còn ngày nay, thì dịch bệnh chủ yếu lây lan qua đường hàng không. Tuy nhiên, đợt COVID-19 này, rất nhiều những con tàu cũng không được cập cảng.
Đối với những con tàu nào đã thực hiện nghiêm túc thời gian cách ly, họ sẽ được treo một lá cờ để chứng nhận cho điều đó. Họ gọi đó là “cờ kiểm dịch”, hoặc “cờ chứng nhận đã cách ly”. Thật ra, cho đến ngày nay chúng ta vẫn thấy điều này ở một số nơi (như Jakarta)
Hiện nay, cờ kiểm dịch dạng này nằm trong hệ thống cờ tín hiệu quốc tế, có màu đen vàng (còn gọi là cờ Yellow Black). Bất kỳ tàu cập cảng theo kiểm dịch thực thi dự kiến sẽ treo cờ này. Bạn thấy đó, cờ caro màu đen + vàng thì xem như là đang cách ly, còn cờ chỉ màu vàng thì tạm xem là không có dịch bệnh.
Những hướng dẫn rất sớm của Kinh Thánh về vấn đề cách ly do dịch bệnh
Những hướng dẫn sớm nhất về dịch bệnh được tìm thấy trong Kinh Thánh. Chúng được viết ra có lẽ vào khoảng thế kỷ thứ sáu trước Công nguyên. Những hướng dẫn này mô tả quá trình ngăn chặn một dịch bệnh khi nó bùng phát.
Chúng không hề mang màu sắc thần bí nào cả, nhưng rất thực tế.
Nếu có một đốm trắng trên da thân người, đốm không lõm xuống sâu hơn da, và nếu lông không trở thành trắng, thì thầy tế lễ phải giam người đó trong bảy ngày. Qua ngày thứ bảy, thầy tế lễ sẽ khám người, nếu vít đó ngừng lại, không ăn lan trên da, thì phải giam người một lần thứ nhì bảy ngày nữa.
Sách Lê-vi Ký đoạn 13 câu 4-5
Văn bản này còn khá dài, tuy nhiên nó quá dài để trích dẫn hết. Nhưng nó không chỉ là một lời khuyên y tế, mà ngày đó người ta xem nó như là một thứ luật lệ bắt buộc, được ban cho bởi Chúa Trời.
Những thành viên của tàu Apollo 11 bị cách ly vì sợ đem dịch bệnh từ vũ trụ về trái đất
Kể ra, nỗi sợ này là một bước đi cẩn trọng.
NASA đã quyết định cách ly những thành viên của tàu Apollo 11 khi họ từ mặt trăng trở về trái đất. Đó là lần đầu tiên, con người đặt chân lên mặt trăng, nên chúng ta không thể biết liệu mặt trăng có dịch bệnh đáng sợ nào hay không?
Sau khi viên nang Apollo 11 văng xuống Thái Bình Dương vào ngày 24 tháng 7 năm 1969, các phi hành gia đã gặp phi hành đoàn hải quân trên tàu sân bay USS Hornet. Các phi hành đoàn hải quân đã đưa quần áo cách ly sinh học cho các phi hành gia và chuyển họ đến Phòng thí nghiệm – nơi họ bị cô lập trong ba tuần.
Phải thừa nhận rằng, cơ hội của những người đàn ông này mang một mầm bệnh nào đó là rất xa vời. Nhưng nếu họ thực sự bị như thế, không chắc con người sẽ miễn nhiễm với nó. Sau nhiệm vụ Apollo 14, thủ tục này đã bị hủy bỏ vì vẫn không có bằng chứng nào về sự sống/hay dịch bệnh trên Mặt trăng.
Thiên tài Newton khám phá ra lực hấp dẫn khi đang cách ly xã hội
Có lẽ bạn cũng đã nghe đến câu chuyện này trong thời gian qua.
Năm 1665, bệnh dịch hạch hoành hành ở Luân Đôn. Một sinh viên của trường Trinity College, Cambridge, tên là Isaac Newton đã buộc phải xa trường học và trở về cách ly tại quê nhà của mình tại Woolsthorpe Manor.
Thật kỳ diệu là, trong 18 tháng ông sống cô lập, Newton đã đặt nền móng cho ngành quang học, xác định ánh sáng trắng bao gồm tất cả các thành phần của quang phổ nhìn thấy được. Và định luật cách mạng về trọng lực phổ quát cũng được sinh ra tại nhà riêng của ông ở Woolsthorpe Manor. Những câu chuyện thêu dệt như “quả táo rơi” cũng phát nguồn từ đây.
Cuối cùng Newton trở lại trường đại học sau trận Đại dịch hạch, và ông tiếp tục trở thành giáo sư. Tuy nhiên, những khám phá của ông trong quá trình cách ly đã đóng vai trò là nền tảng cho một số sáng kiến khoa học vĩ đại nhất.
Vua Lear và Tiến sĩ Frankenstein
Isaac Newton chỉ là một trong số rất nhiều thiên tài đã đạt được những điều đáng kinh ngạc khi bị sống cô lập. Ngoài những đột phá khoa học trong quá trình cách ly, đã có những tác phẩm văn học nghệ thuật đã ra đời.
King Lear nổi tiếng được viết bởi William Shakespeare trong đợt cách ly dịch bệnh năm 1606. Và Shakespeare cũng đã viết Macbeth trong giai đoạn này.
Chưa hết, vào năm 1816, trong một trận dịch tả ảnh hưởng đến hầu hết châu Âu, Mary Shelley, 19 tuổi, đã nảy ra ý tưởng viết một cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng đầu tiên, chính là Frankenstein, ngay khi Mary Shelley đang chịu cách ly. Trong quá trình đó, bà đã giúp đưa ra khái niệm tiểu thuyết kinh dị là thế nào. Frankenstein đã được xuất bản hai năm sau đó.
Việt Nam là quốc gia thành công nhất thế giới trong công cuộc chiến đấu với Covid-19
Dù rất nhiều người tranh cãi về điều này.
Nhưng đây là công nhận của quốc tế về những gì Việt Nam đã đạt được trong đại dịch COVID-19 (vẫn chưa chấp dứt). Cho đến thời điểm viết bài này, Việt Nam vẫn chưa ghi nhận một ca tử vong nào, dù khả năng bùng phát dịch là rất cao vì đường biên giới dài gần 1.500km với Trung Quốc, và điều kiện y tế không bằng những quốc gia Châu Âu.
Người Việt Nam cũng có cái kỳ quặc. Có thể người dân kém ý thức trong chuyện xả rác bừa bãi hay khạc nhổ ngoài đường, nhưng lại có ý thức rất cao trong chuyện mang khẩu trang và tuân theo những hướng dẫn của chính phủ về các phương pháp cách ly do dịch bệnh.
Ngoài ra, tinh thần tương trợ và nhắc nhở lẫn nhau cũng được phát huy rất mạnh mẽ trong thời gian gần đây.