Rudolf Virchow – Nhà khoa học không tin vào thuyết tiến hóa
Những nghiên cứu của Rudolf Virchow xoay quanh bệnh lý học, pháp y và nghiên cứu ung thư. Nhưng dù với tất cả các công việc đó, Virchow cũng được biết đến như một nhà khoa học kịch liệt phản đối thuyết tiến hóa.
Trong cộng đồng khoa học và đặc biệt là trong cộng đồng y khoa, có lẽ không có người đàn ông nào được ca ngợi như Rudolf Virchow. Thường được gọi là cha đẻ của bệnh học lý hiện đại, hay “Vị Giáo hoàng của y học” (Pope of Medicine), Virchow đã đóng góp một số khám phá y học quan trọng nhất từng có trong lĩnh vực nghiên cứu bệnh tật.
Tuy nhiên, ở một mặt khác, trong cộng đồng khoa học và đặc biệt là trong cộng đồng nghiên cứu về thuyết tiến hóa, có lẽ không có người đàn ông nào bị “ghét” như vậy, khi ông công khai phản đối thuyết tiến hóa.
Đồng thời, khi phát hiện và đặt tên cho các bệnh về máu như bệnh bạch cầu, ông cũng công khai chê bai thuyết tiến hóa của Darwin và tuyên bố rằng người Neanderthal chỉ đơn giản là “bị biến dạng”.
Tuy nhiên, một trong những câu chuyện nổi tiếng nhất về ông không phải là một khám phá hay thành tựu, mà là một cuộc đối đầu trong đó ông chọn vũ khí là một chiếc xúc xích thay vì một thanh kiếm. Đó là câu chuyện hết sức kỳ quặc của Rudolf Virchow.
Những chặng đầu trong cuộc đời của Rudolf Virchow
Sinh năm 1821 tại Vương quốc Phổ, ngày nay là nước Đức, có cha mẹ là tầng lớp lao động, từ khi Virchow bắt đầu được giáo dục, ông đã thể hiện là một người rất thông minh.
Rudolf Virchow luôn đứng đầu trong các lớp học và thông thạo 9 ngôn ngữ trước khi tốt nghiệp trung học. Nhưng Virchow ban đầu đã định trở thành một mục sư. Ông cảm thấy ổn với cuộc sống bình yên, làm việc chăm chỉ và thấy mình luôn được ban phước.
Tuy nhiên, sau khi hoàn thành luận án của mình một cách thành công rực rỡ với tựa đề “A Life Full of Work and Toil is not a Burden but a Benediction” (Một cuộc đời bận rộn – Công việc không phải gánh nặng mà là đặc ân), Virchow cho rằng tiếng nói của ông không đủ mạnh mẽ cho việc công tác truyền giáo.
Virchow sau đó chuyển sang ngành y cũng là một lĩnh vực ông luôn làm việc chăm chỉ và cống hiến hết mình. Năm 1839, nhà khoa học trẻ mới 18 tuổi nhận được học bổng trợ cấp dành cho con cái của các gia đình nghèo để trở thành bác sĩ phẫu thuật quân đội. Và từ đó, ông bắt đầu nghiên cứu y học một cách say mê.
Đóng góp của Virchow cho y học hiện đại và chính trị
Trong những năm tiếp theo, Virchow bị vướng vào một vài vụ kiện tụng trong cộng đồng y khoa. Ông đã viết luận văn về các bệnh thấp khớp và ông đã tiếp cận được một số vấn đề quan trọng vào thời bấy giờ.
Năm 1844, ông trở thành trợ lý cho nhà nghiên cứu bệnh học Robert Froreip, người đã đưa ông đến với lĩnh vực bệnh lý học hay còn gọi là nghiên cứu về bệnh tật, cũng như vi trùng học và nghiên cứu kính hiển vi. Sau đó, ông khuyến khích các sinh viên của mình đến với “tư duy một cách hiển vi” (think microscopically), thứ đã đưa Virchow đến một trong những khám phá vĩ đại nhất trong sự nghiệp và trong lĩnh vực bệnh lý của thế kỷ 19.
Chỉ một năm sau, Virchow đã xuất bản bài báo khoa học đầu tiên của mình, trong đó ông mô tả bệnh lý của bệnh bạch cầu lần đầu tiên trong lịch sử y học. Virchow phát hiện ra rằng các tế bào trắng, khi tăng bất thường, sẽ gây ra bệnh về máu dễ gây tử vong. Ông gọi bệnh này là Bệnh bạch cầu và tuyên bố đây là một loại ung thư.
Từ quan sát, ông đưa ra giả thuyết rằng các tế bào bất thường là nguyên nhân phổ biến nhất gây ung thư. Sau đó, ông đã sử dụng nghiên cứu này để khám phá cách các khối u hình thành và trở thành người đầu tiên mô tả một thứ gọi là “chordoma” hay còn gọi là khối u hình thành trên nền sọ.
Trong nghiên cứu sâu hơn về bệnh ung thư, Virchow và một nhà giải phẫu học khác đã phát hiện ra rằng hạch thượng đòn to lên là dấu hiệu đầu tiên của ung thư dạ dày hoặc phổi. Ngày nay, hạch đó thường được gọi là “Hạch Virchow”.
Bài báo giúp ông có được giấy phép y tế đầu tiên của mình. Hai năm sau, ông được chính phủ Phổ cho gia nhập quân đội để nghiên cứu sốt phát ban. Bài báo Virchow viết từ nghiên cứu này đã trở thành một bước ngoặt lớn trong những cuộc thảo luận về sức khỏe cộng đồng.
Lần đầu tiên, Virchow nghĩ về việc làm thế nào nghiên cứu về bệnh tật có thể vượt qua giới hạn hiểu biết mang tính học thuật, mà trở thành một sự phổ cập đối với tất cả mọi người.
“Y học là một môn khoa học xã hội”
“Thầy thuốc như một là luật sư biện hộ cho người nghèo”
Bác sĩ Virchow đã khẳng định
Ông nhấn mạnh rằng các dịch bệnh như sốt phát ban chỉ có thể được ngăn chặn thông qua “giáo dục và những thành quả của nó – sự tự do và thịnh vượng“. Nói như vậy, Virchow gắn liền sự nghiệp y tế của mình với chính trị như thể một lời thách thức chính phủ thường trực ở Đức.
Sau đó, ông đã đóng vai trò quan trọng trong các cuộc cách mạng của Đức trong thập niên 1840 đến 50. Virchow tham gia cách mạng bằng cách sáng lập và in một tờ báo hàng tuần dành cho việc giáo dục công chúng về y học xã hội.
Nhờ những đóng góp của mình, Rudolf Virchow trải qua 20 năm tiếp theo với tư cách là Chủ tịch Hội đồng Giải phẫu bệnh lý và Sinh lý học tại Friedrich – Wilhelms – University cũng như Giám đốc Viện Bệnh lý tại Bệnh viện Charité.
Virchow tiếp tục nghiên cứu và viết về cơ thể con người. Có lẽ đóng góp nổi tiếng nhất mà Rudolf Virchow đã làm cho lĩnh vực y tế là nghiên cứu của ông về Học thuyết tế bào. Virchow khẳng định rằng các tế bào sống không tự nhiên có được mà thay vào đó đến từ một tế bào sống khác bằng cách phân chia tế bào. Ông gọi cơ thể là một hình thái tế bào, trong đó mỗi tế bào là một công dân. Do đó, “bệnh chỉ là sự xung đột giữa các công dân, do các lực lượng bên ngoài gây ra“.
Sau này, Virchow là người đầu tiên phát hiện ra rằng các bệnh truyền nhiễm có thể truyền qua lại giữa động vật và con người.
Ông là một trong những bác sĩ hàng đầu đã trình diện Kaiser Frederick III, người bị bệnh nặng với một căn bệnh không thể chẩn đoán được ở thanh quản. Khi Kaiser qua đời vào năm 1888, nhiều người đổ lỗi cho Virchow vì sơ suất và chẩn đoán sai, nhưng các kết luận của ông liên quan đến Kaiser đã được xác nhận là đúng sau khi ông qua đời năm 1948.
Virchow cũng là một trong những người đầu tiên thiết kế một cách có hệ thống việc thực hiện khám nghiệm tử thi, một trong số đó vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay. Ông thậm chí đã mở đường cho pháp y hiện đại khi là người đầu tiên phân tích một sợi tóc cho một báo cáo tội phạm và báo cáo về việc tóc có những đặc điểm nhất định như một dạng bằng chứng buộc tội.
Một bộ sưu tập các tác phẩm của ông đã được xuất bản vào năm 1858 và ngày nay vẫn được coi là nền tảng của khoa học y tế hiện đại. Giữa sự nghiệp rộng mở của mình, Virchow vẫn có thời gian để kết hôn và có ba đứa con.
Nhưng bất chấp những thành tựu và khám phá lớn của mình trong lĩnh vực y tế, Rudolf Virchow đã gây sốc khi đề cập đến các lĩnh vực khác của cộng đồng khoa học – đặc biệt là lĩnh vực thuyết tiến hóa.
Chính trị, đấu tay đôi xúc xích, và chống lại Darwin
Khi Charles Darwin công bố cuốn “Nguồn gốc các loài” vào năm 1858, Virchow đã công khai lên tiếng chống lại quan điểm của chủ nghĩa tự nhiên về tiến hóa.
Vào năm 1856 khi mẫu vật Neanderthal đầu tiên được phát hiện, Virchow tuyên bố rằng nhiều khả năng mẫu vật đó là một người cổ đại mắc phải một căn bệnh không rõ khiến hộp sọ và xương của họ bị mất cân đối và biến dạng, thay vì là “tổ tiên” của con người hay loài mới được phát hiện.
Ngay cả sau khi Darwin công bố báo cáo đột phá của mình, Virchow vẫn tiếp tục lên tiếng chống lại ông và khẳng định rằng sự tiến hóa chỉ đơn giản là một giả thuyết và có thể thay đổi. Ông đã rất kiên quyết trong quyết định của mình đến nỗi ông đã thành công trong việc loại bỏ môn lịch sử tự nhiên khỏi chương trình giảng dạy ở trường để ủng hộ các giả thuyết khác.
Cho đến khi chết, ông vẫn khẳng định Thuyết tiến hóa chỉ là một trong nhiều lý thuyết để giải thích sự tồn tại của con người và cần thêm bằng chứng thuyết phục.
Rudolf Virchow cũng không tin rằng bệnh tật đến từ mầm bệnh và các lực lượng bên ngoài, mà thay vào đó là kết quả như là ung thư và từ các tế bào bất thường bên trong cơ thể. Ông tin rằng tình trạng bệnh là do sự xuất hiện của các tế bào bất thường và thậm chí cười nhạo chuyện người ta rửa tay sát trùng.
Ngoài y học, người ta có thể biết đến cái tên Rudolf Virchow vì một lý do hoàn toàn khác khá hài hước: cuộc đấu tay đôi xúc xích khét tiếng của ông.
Mặc dù là một câu chuyện nổi tiếng, nhưng cũng có nhiều nghi ngờ về việc nó có thực sự xảy ra hay không. Vào giữa những năm 1860, ông được bầu vào Hội đồng thành phố Berlin, nơi ông làm việc để cải thiện sức khỏe cộng đồng. Ông giải quyết vấn đề xử lý nước thải, quy hoạch bệnh viện, kiểm tra thực phẩm và vệ sinh trường học. Cũng trong thời gian này, ông đã đối mặt với một đối thủ ở Otto von Bismarck, lãnh đạo của một đảng đối lập.
Năm 1865, sau khi Virchow công khai lên tiếng phản đối dự toán ngân sách quân sự của Bismarck, Bismarck đã thách thức ông đấu tay đôi. Nhiều người cho rằng Virchow đơn giản từ chối vì ông không tin rằng đấu tay đôi là một cách văn minh để chấm dứt một cuộc cãi vã. Nhiều người khác cho rằng cuộc đấu tay đôi đã diễn ra.
Virchow được phép chọn vũ khí cho cuộc đấu tay đôi với Bismark. Vừa tặc lưỡi để chứng minh quan điểm của mình là y học quan trọng hơn chiến tranh, ông vừa đề nghị Bismarck lựa chọn vũ khí: xúc xích lợn thường hoặc xúc xích bị nhiễm ấu trùng Trichinella.
Ngày nay, Rudolf Virchow vẫn là một trong những nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử y học. Không có ông, chúng ta sẽ không có sự hiểu biết đầy đủ về bệnh bạch cầu, cách các khối u phát triển, cục máu đông hoặc vô số các vấn đề y học khác.