10 sự thật bất ngờ về những đứa trẻ
Chúng ta đều biết rằng trẻ sơ sinh không phải chỉ có dễ thương đáng yêu, đó là sự thực. Người làm cha mẹ thường ngạc nhiên về cuộc sống của họ đã bị đảo lộn như thế nào sau khi những đứa trẻ được sinh ra. Việc thay tã làm họ thấy shock nặng, mùi kinh khủng bám vào mọi thứ, và việc ăn thức ăn trên sàn nhà trở nên hoàn toàn bình thường. Mọi chuyện sẽ đổ ập đến khi bạn phải chăm sóc một sinh linh nhỏ bé và những suy nghĩ và tính tò mò của chúng thì hơn tất thảy những con mèo tinh ranh nhất.
Tã và mũi dãi chỉ là phần nổi của tảng băng chìm đầy kinh khủng khi nói về em bé. Những niềm vui nhỏ bé luôn có những bí mật khủng khiếp đằng sau sẽ khiến bạn điên đầu và tự hỏi liệu nên có kế hoạch sinh thêm nào trong tương lai nữa không. Sạch sẽ có thể đồng nghĩa với ngoan ngoãn, nhưng những đứa trẻ sơ sinh có lẽ không biết điều đó.
10.Những đứa trẻ có hai bộ răng
Tất cả chúng ta đều có răng sữa, mất chúng, được trả lại từ bà tiên răng và sau đó một số răng trưởng thành mọc lại ở vị trí của chúng. Đó là một điều bình thường của sự lão hóa mà tất cả chúng ta đều trải qua. Nhưng lại có một vấn đề rất nhỏ với câu chuyện đó.
Khi những chiếc răng trưởng thành đó xuất hiện, chúng ta thực sự không làm chúng mọc. Chúng thực sự đã phát triển thậm chí trước khi chúng ta được sinh ra. Sau khi sinh, răng trưởng thành bắt đầu mọc ở phía sau và nằm trong các túi nhỏ bên trong hàm cho đến khi chúng ta bắt đầu mất răng sữa [nguồn]. Sau đó, chúng ta thay răng và có ít răng hơn đáng kể so với em bé. Lần tới khi bạn nhìn thấy một nụ cười ngọt ngào dễ thương, hãy nhớ rằng trong đó chứa đầy những chiếc răng bí mật.
9.Em bé có nhiều xương hơn người lớn
Trẻ sơ sinh có gì nhiều hơn người lớn? Chúng có khoảng 300 xương trong cơ thể nhỏ bé của mình so với người lớn thì chỉ có 206 xương. Các em bé ban đầu với rất nhiều sụn và các đĩa đệm mà sau này sẽ hợp nhất để tạo ra bộ xương trưởng thành của chúng. Điều đó có lí do riêng. Cơ thể em bé cần phải linh hoạt để đi qua tầng sinh môn. Phần lớn nhất của cơ thể bé, đầu, được tạo thành từ nhiều tấm xương có thể dịch chuyển trong khi sinh. Điều đó chắc chắn là cần thiết và có lợi cho em bé. Nhưng điều này cũng có nghĩa là trẻ sơ sinh có một vài điểm mềm, như thóp trên đầu, nơi các tấm xương không chạm vào.
Sự linh hoạt đó giúp em bé ra ngoài thế giới cũng có thể gây ra một số vấn đề. Nếu một trẻ sơ sinh nằm với một điểm mềm trên gáy quá lâu và quá thường xuyên, đầu em bé sẽ bị xẹp xuống. Nếu để lâu hơn, phần sau của đầu bé có thể bị cong ra một hình giọt nước. Các phương pháp điều trị khả thi cho các trường hợp như vậy, có thể thay đổi cách bồng và cách nằm của trẻ cho tới việc dành một chiếc mũ bảo hiểm đặc biệt để bảo vệ chúng [nguồn].
8.Em bé có đôi mắt to
Có một điều gì đó vô cùng kỳ diệu khi một đứa trẻ nhìn chằm chằm vào bạn với đôi mắt to tròn đầy ngạc nhiên và tin tưởng. Nó gợi lại một cái gì đó nguyên thủy và thôi thúc chúng ta bảo vệ những sinh linh nhỏ bé dễ bị tổn thương. Hoặc ít nhất, nó dường như khiến chúng ta trở nên nhẹ nhàng và bớt ồn ào.
Và đó có lẽ như vậy là tốt nhất. Bởi vì nếu bạn dừng lại để suy nghĩ về nó, đôi mắt đó bắt đầu trở nên hơi kỳ quặc. Lúc đầu sẽ rất khó để làm bất cứ điều gì bởi vì đứa trẻ có thể khiến bạn mất tập trung. Nhưng nếu bạn tiếp tục, cuối cùng bạn có thể nhận ra rằng một đôi mắt đó trông to bất thường.
Sự thực là chúng to thật. Một đôi mắt trẻ sơ sinh đã có khoảng 70 phần trăm kích thước trưởng thành của chúng. Vậy là thiên thần nhỏ đáng yêu với hình hài bé nhỏ nằm gọn trong vòng tay của bạn lại có đôi mắt kích thước gần bằng của bạn [nguồn].
Hãy nhớ rằng trẻ sơ sinh cũng có hai bộ răng đầy đủ trong hàm. Những thứ đó có thể khó mà hợp với một cái đầu nhỏ. Bởi vậy không có gì ngạc nhiên khi một cái đầu bé con phải dài khoảng 25% chiều dài cơ thể của chúng.
7.Em bé bắt đầu nếm và ngửi trước khi sinh
Tất cả chúng ta đều biết rằng trẻ con thường cho tất cả mọi thứ mà đôi tay non nớt của chúng chạm được vào miệng – chìa khóa, ngón tay, đồ chơi và tất cả mọi thứ. Đó là một trong những cách hữu ích giúp chúng tìm hiểu về thế giới xung quanh. Nhưng hầu hết mọi người không biết rằng trẻ sơ sinh bắt đầu nếm và ngửi ngay trước khi chúng được sinh ra.
Bạn có thể tự hỏi không biết chúng có thể ngửi hoặc nếm gì trong bụng mẹ? Câu trả lời là bất cứ thứ gì có trong nước ối xung quanh chúng. Các thực phẩm như vani, cà rốt, hoa hồi, bạc hà và thậm chí tỏi sẽ tạo hương vị cho chất lỏng. Một số nghiên cứu thậm chí còn chỉ ra rằng trẻ sơ sinh sẽ thích những hương vị quen thuộc từ thời bên trong bụng mẹ cho tới khi chúng được sinh ra.
Điều đó thật sự có lí đó chứ? Nước ối thì nghe có vẻ hơi thô, nhưng chúng đâu có quá khủng khiếp.
Tuy nhiên, một điều nữa về một vị giác của đứa trẻ là nó hơi lộn xộn. Em bé không chỉ cảm nhận vị trên lưỡi của chúng. Trẻ sơ sinh có thể cảm nhận ở tất cả – trên miệng, xuống phía sau họng và thậm chí xuống tận amidan [nguồn].
6.Em bé được sinh ra được bao phủ trong lớp lông dày, trắng
Bên trong bụng mẹ, em bé được dưỡng ẩm liên tục. Nhưng nước ối có tính axit cao không phải môi trường tốt nhất cho da mới phát triển. Cần phải có gì đó khác phải bảo vệ da thai nhi khỏi tính axit và giữ cho nó mềm mại. Đó là vernix, được mô tả bên ngoài tương tự như sáp, phô mai, kem, và sữa. Em bé được sinh ra được bao phủ trong một lớp vernix dày, trắng. Chất này không chỉ bảo vệ da mà còn làm giảm âm thanh, cách ly cơ thể và hoạt động như một chất bôi trơn trong quá trình sinh nở. Nó rất lành mạnh và tự nhiên, nhưng lại làm cho trẻ sơ sinh trông giống như chúng đang lăn trong một bồn lớn bơ sữa và gần như không thể làm sạch tất cả các vernix khỏi một đứa trẻ sơ sinh. Nếu cố làm vậy, bạn thực sự có thể sẽ hơi thất vọng. Vernix giữ cho làn da trẻ được giữ ẩm và bảo vệ [nguồn].
Một khi tất cả đã biến mất, làn da sẽ khô dần. Và sau nhiều tháng được giữ gìn và giữ ẩm, làn da của bé sẽ trở thành một mớ hỗn độn bong tróc. Từ một đến ba tuần, trẻ sơ sinh sẽ đào thải toàn bộ lớp da đầu tiên. Chúng ta có thể phải suy nghĩ lại về câu “mềm như da em bé” một chút đó!
5.Em bé có kinh nguyệt
Khi còn trong bụng mẹ, em bé hấp thụ mọi thứ có thể từ cơ thể trưởng thành, bao gồm cả các hormone như estrogen. Em bé không có nhu cầu hoặc khả năng sản xuất estrogen , do đó nồng độ estrogen giảm xuống 0 ngay sau khi sinh. Estrogen làm cho niêm mạc tử cung hình thành và estrogen giảm mạnh khiến nó bị bong ra. Vì vậy, chính xác là em bé đã có tử cung và kinh nguyệt [nguồn].
Tuy nhiên, hãy tưởng tượng nỗi kinh hoàng và bối rối mà cha mẹ có thể gặp phải khi tìm thấy máu trong tã lót sơ sinh của con họ. Phát hiện này khiến họ phải đưa đứa con nhỏ của mình đến bệnh viện và cuối cùng được thông báo rằng con của họ mới có kinh nguyệt được hai ngày tuổi và điều đó hoàn toàn bình thường. Có nhiều cách để xử lý, thậm chí không cần hoảng hốt đến phòng cấp cứu như vậy.
4.Em bé được bao phủ bởi lông
Mọi người thường có hình ảnh khác nhau về niềm vui nhỏ bé của họ khi mang thai, nhưng liệu có ai ngờ con của mình lại đầy lông như người sói?. Nhưng đúng là một số đứa trẻ được sinh ra như thế – với lông trên khắp cơ thể nhỏ bé của chúng, lông này được gọi là lanugo. Nó giữ cho đứa trẻ ấm áp trong bụng mẹ, cũng tương tự vai trò của vernix [nguồn].
Không phải mọi em bé được sinh ra với lớp lông dày này khắp nơi. Phần lớn cơ thể bé sẽ làm đúng như những gì bạn mong muốn – rụng lông. Chúng có thể xảy ra ngay trong nước ối và sau đó hấp thụ nó cùng với mọi thứ khác.
3.Em bé đi tiểu trong bụng và sau đó uống nó
Như chúng ta biết, bất cứ thứ gì có trong nước ối đều được hấp thụ vào em bé. Chúng ta thường nghĩ nước ối là một chất lỏng chứa đầy chất dinh dưỡng, nhưng nó cũng có thể tạo thành từ những thứ khác. Sau khoảng tuần thứ 10 của thai kỳ, em bé có thể đi tiểu vì khi bàng quang bé được phát triển đủ [nguồn].
Ngồi trong một bong bóng nước tiểu của chính mình nghe đã thật tệ nhưng mọi chuyện không dừng lại ở đó. Năm tuần sau, thai nhi có khả năng nuốt. Mỗi ngày, chúng nuốt vài oz nước ối, tiểu và… tất cả. Và, như chúng ta đã biết, em bé có thể nếm những thứ trong bụng mẹ.
2.Em bé đôi khi còn đại tiện trong tử cung
Phân đầu tiên của một đứa trẻ đầu tiên của được gọi là meconium. Nó thường xảy ra ngay sau khi sinh, nhưng một số trẻ hơi vội vã trong việc này. Trong những trường hợp đó, phân có thể được truyền vào tử cung hoặc trong ống sinh. Nhưng meconium thậm chí đến từ đâu khi trẻ sơ sinh không thực sự ăn cho đến sau khi sinh? Meconium có xu hướng được tạo thành từ nước ối và bất cứ thứ gì em bé hấp thu mà cuối cùng trở thành chất nhầy, mật và lanugo. Tất cả lông trên cơ thể mà em bé rụng trước khi sinh bị nuốt hoặc hấp thụ vào cơ thể một lần nữa và phần lớn trở thành meconium [nguồn].
Khi được đào thải qua tử cung hoặc tầng sinh môn, meconium có thể là nỗi phiền toái, nhất là đối với em bé. Em bé được sinh ra đôi khi sẽ có những chất thải đó trong mũi và miệng. Các y tá sau đó sẽ cần phải loại bỏ chúng ra khỏi đường thở của trẻ sơ sinh trước khi trẻ sơ sinh có thể thở đúng cách.
1.Người mẹ có thể đã đại tiện lên em bé khi sinh
Khi sinh con, hầu hết phụ nữ muốn tránh đại tiện hơn bất cứ điều gì khác. Có rất nhiều diễn đàn và bài viết với lời khuyên về cách tránh điều này. Tuy nhiên, nghiên cứu có thể chỉ ra rằng đại tiện trong khi chuyển dạ là tốt cho em bé.
Các cơ bắp ở phía dưới khá sát nhau. Xương chậu có thể không đủ lớn cho những công việc phải diễn ra bên trong. Các chuyên gia khuyên rằng các cơ được dùng khi đi ngoài cũng có xu hướng đẩy trong quá trình chuyển dạ.
Về kỹ thuật sinh nở thích hợp, nghiên cứu cho thấy rằng được bao phủ trong phân khi sinh có thể giúp khởi động microbiome của trẻ sơ sinh, đó là vi khuẩn hữu ích sống trong và trên con người. Nó giúp tiêu hóa và tăng cường hệ thống miễn dịch. Nhưng trẻ sơ sinh, không giống như cha mẹ của chúng, hầu như không có microbiome. Vì vi khuẩn từ ruột đang ở trong phân, nên việc nhúng nó vào lúc sinh ra giúp em bé khởi động microbiome [nguồn].
Nhưng để điều đó xảy ra, một số phân cần phải tìm đường vào ruột của em bé, đó là thường qua miệng. Khả năng nếm và ngửi trước khi sinh của bé lúc này có vẻ giống như một trò đùa oái ăm hơn là một sự tiến hóa thú vị.