Vì sao bạn không thể ngưng nhìn vào màn hình của người khác?
Mặc dù thực chất là một tên trộm (thông tin), bạn không hẳn là một kẻ đáng sợ, bởi chúng ta cũng chỉ là con người.
Bài viết của Tác giả John Herrman đăng trên medium
Nếu chú ý , bạn sẽ thấy những chiếc màn hình xuất hiện ở khắp mọi nơi. Chúng thường rõ ràng nhất vào ban đêm, nhấp nhô khắp thành phố, tạo ra một lớp ánh sáng mới cao ngang tầm với ánh sáng xung quanh, hoặc tại các buổi hòa nhạc, chúng như những ngọn lửa. Vào ban ngày, những chiếc màn hình của mọi người vẫn ở đâu đó quanh chúng ta khi chúng ta xếp hàng chờ cà phê, hoặc ngồi uống cà phê, hoặc khi đang thưởng thức cà phê trên xe buýt hoặc xe lửa.
Màn hình của mọi người cũng là cửa sổ nhìn vào cuộc sống của họ, cũng như bộ não, các mối quan hệ hay công việc – vào chính trị, sự lo lắng, thất bại và sự say mê quá độ của họ. Chúng thường ở cách mặt họ từ 1 đến 3 feet, tùy vào từng người.
Màn hình của mọi người cũng nhỏ hơn rất nhiều so với trước đây, khi họ hầu như chỉ ngồi trên bàn giấy văn phòng và ở nhà, nơi mà sự hiện diện của người lạ là hiếm hoi hoặc trở nên đáng ngại. Trong năm 2010, 27% người dân Mỹ luôn mang theo màn hình di động; vào cuối năm 2016 là hơn 80%. Cũng trong khoảng thời gian tương tự, màn hình iPhone lớn nhất tăng từ 3,5 inch mỗi góc lên 5,5. Màn hình trở nên rõ ràng và sáng hơn, vị trí cũng đa dạng hơn: nằm trên bàn; thấp hơn một chút để đôi khi có thể liếc qua trong bữa tối; phù hợp để xem theo nhóm; và tất nhiên thuận tiện để dùng ngay khi đang trên đường đi làm.
Màn hình của mọi người đã tác động tới hiện tượng “nhìn qua vai” – nhìn trộm qua vai ai đó và thường với mục đích xấu – theo phỏng đoán của một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Ludwig Maximilian của Munich. “Nhìn qua vai” là lý do tại sao mật khẩu của bạn luôn hiển thị dưới dạng dấu chấm hoặc dấu hoa thị khi bạn nhập chúng trên máy tính hoặc điện thoại của mình. Nhưng với những tư liệu tập trung vào việc bảo mật thì có lẽ vài câu trả lời cho các câu hỏi về cá nhân là cách tốt nhất để bảo vệ thông tin trong thời gian trước khi màn hình di động xuất hiện. (Xem: Nghệ thuật sử dụng điện thoại trong kỷ nguyên của sự “nhìn lén”, một câu chuyện đăng trên The New York Times vào năm 1993, mô tả một xã hội đầy bất ổn, tràn ngập những tên trộm lảng vảng trên phố, chờ đợi những người dùng điện thoại trả tiền để đánh hoặc lấy mã thẻ điện thoại của họ – những chiếc thẻ có thể đã bị theo dõi, lấy cắp và tiêu sạch trong các cuộc gọi đường dài.)
Trong một thế giới mà mọi người không thể làm ngơ với màn hình của người khác, không có “cuộc điều tra chi tiết nào về các sự cố “nhìn lướt qua vai và những tác động trong thế giới thực của chúng”, theo ghi chép của các nhà nghiên cứu ở Munich. Vì vậy, họ đã tạo một cuộc khảo sát, đặt ra hàng loạt câu hỏi về một tình huống giả định trong đó một nhân vật hư cấu tên là Vic đang nhìn vào thiết bị di động của một nhân vật hư cấu khác tên là Cas và Cas vẫn “không biết gì” về nó.
Vic và Cas, những người vô tình có thể là “bạn hoặc bất kỳ ai khác”, được xem như những nhân vật trung thực giúp người tham gia trả lời các câu hỏi như: “Bạn có biết về tình huống ** thực sự xảy ra như thế này không?” và “Chính xác thì Vic có thể nhìn thấy gì trên màn hình (ví dụ: văn bản, hình ảnh, mật khẩu / mã PIN, bản đồ, video, ứng dụng, trò chơi, v.v.)?”
Các câu trả lời cho cuộc khảo sát không biểu thị chính xác ranh giới giữa kẻ trộm và nạn nhân. Trong phân tích của mình, các nhà nghiên cứu cho rằng việc “nhìn lướt qua vai” chủ yếu là tình cờ và theo kiểu cơ hội. Hiện tượng này rất phổ biến nhất khi ở giữa những người lạ, khi sử dụng giao thông công cộng, trong thời gian đi làm và hầu hết các trường hợp đều liên quan đến điện thoại thông minh.
Rất ít người tham gia thú nhận có ý định không tốt khi họ thừa nhận đã hành động như Vic là do thám Cas. “Tuy nhiên”, các nhà nghiên cứu viết, “trên mạng, cả người dùng và những người quan sát đều bày tỏ cảm giác tiêu cực trong tình huống tương ứng, ví dụ như bối rối và tức giận hoặc cảm thấy tội lỗi và không thoải mái.”
Các đối tượng đã nhìn thấy gì trên màn hình người khác? Trong số gần một nửa, câu trả lời là văn bản. Sau đó là hình ảnh, sau đó là trò chơi, sau đó cũng khá quen thuộc – thông tin đăng nhập, xác thực hoặc mật khẩu. Cụ thể hơn, theo thứ tự tần suất, điện thoại của mọi người khác sẽ tiết lộ tin nhắn tức thời, Facebook, email và tin tức.
Các đối tượng đã quan sát những gì trên màn hình của người khác? “Những mối quan hệ/ người thứ ba?”, hầu hết tất cả, nhưng sau đó là sở thích và thú vui và “kế hoạch” của bạn. Tại sao họ lại nhìn vào màn hình của người khác? Chỉ là “tò mò” và “chán nản” luôn gắn liền với nhau chứ cũng không có gì khác.
Không ai thực sự thích chuyện người khác đang nhìn vào màn hình của mình. Khi họ tưởng tượng đang bị quan sát, những người tham gia khảo sát đã cho thấy những cảm giác tiêu cực – họ cảm thấy họ đã bị theo dõi, quấy rối hoặc vô cùng tức giận. Trong 37 trường hợp, chỉ có một người trả lời cho thấy “cảm xúc tích cực” (thấy “thích thú” khi đang bị ai đó nhìn).
Những người khác cũng không thích bị hỏi về màn hình của mọi người, theo như tôi biết, một phần vì họ biết họ đã nhìn thấy những gì, và có thể đáng nhẽ ra họ không nên nhìn thấy nó. Dĩ nhiên đó là một hiện tượng phổ biến, nhưng những câu chuyện xảy ra đầy rẫy ngay cả ở New York, thủ đô của Hoa Kỳ. Trên tàu điện ngầm và trên xe buýt, màn hình của mọi người như đang tham gia một nhóm riêng biệt: quảng cáo, sàn nhà, bìa sách và – một mối quan hệ gần gũi hơn – vô tình giao tiếp bằng mắt.
Màn hình của mọi người đang là những sản phẩm đang được cải tiến: chúng chứa những văn bản dày đặc, ngắn và không có ngữ cảnh, được gõ vào, và sau đó, đối với những người bí mật nào đó, chúng được gửi đến điểm tiếp theo. Chúng là những tin nhắn cực kỳ dài, độ dài mà tôi không biết là có thể có trên điện thoại, từ đó người ta sẽ lập tức quay lưng lại đầy xấu hổ sau khi phát hiện ra từ “tránh ra”. Chúng là những bức ảnh selfie được chỉnh sửa rồi lại xóa đi. Chúng là những chuỗi tin nhắn nhóm dường như vô tận chứa đầy những lời tuyên bố tôn giáo, chúng là những email công việc với rất nhiều cuộc nói chuyện về khách hàng…
Màn hình của mọi người thường có máy ảnh ở mặt sau, và vì vậy đôi khi chúng trở nên nổi tiếng. Chưa hết, năm ngoái, một loạt các bức ảnh chụp một người đàn ông rõ ràng đang kiên trì nhìn vào màn hình của một người khác trong khi một số người quay lưng lại và một số không quay đã được Tweet lại hơn 51.000 lần. Màn hình, được chụp và đăng có mục đích, là một trong những nguồn nội dung mới cung cấp cho thương mại điện tử hiện đại, và vì vậy việc nhìn vào những người khác có thể được hiểu không chỉ là xâm phạm quyền riêng tư, mà còn có thể là một hình thức trộm cắp. Dù sao, tốt hơn hết đừng nhìn trộm vào màn hình của người khác vì biết đâu tất cả mọi người xung quanh đang chứng kiến bạn.
Màn hình của mọi người cũng có thể có một vài sự sai lêch. Ngày nay, điện thoại có thể mở khóa bằng cách quét khuôn mặt của chủ sở hữu, và đặc biệt có thể biết bạn có đang cười trong ảnh hay không; nhưng nó lại không giúp bạn phát hiện ra có ai đó đang xem trộm mà hình. Nhìn rộng hơn, có thể hơi kỳ lạ nhưng một ngày nào đó, với tương lai có thể dự đoán được, rằng những chiếc màn hình sẽ chỉ trong tay những người sở hữu một thời gian, và thay vì ở trước mắt thì sẽ là gắn chặt vào bộ não của họ.
Tuy nhiên, vào thời điểm này, những chiếc màn hình của ai đó sẽ đến với (tầm mắt) chúng ta cũng như những chiếc màn hình của chúng ta cũng sẽ trong tầm nhìn của ai đó, ở khắp mọi nơi và nhắc nhở chúng ta rằng, thực sự, chúng ta chỉ nên lưu tâm đến chính chúng ta là đủ.