Vì sao những con hải mã “tự sát”?
Hình ảnh những con hải mã lao mình từ vách núi cao hơn 80m để nhận lấy cái chết có lẽ là một trong những hình ảnh động vật hiếm hoi gây chấn động cho toàn thể nhân loại trên trái đất. Một điều mà có lẽ chúng ta ít biết, nguyên nhân không đâu xa lạ, lại chính là do con người.
Thực ra hải mã không “tự tử”?
Đoạn clip mà Netflix công bố vào giữa năm 2019 không chỉ gây xôn xao cộng đồng mạng, mà còn khiến rất nhiều người yêu thiên nhiên và động vật phải rơi nước mắt thật sự.
Nó khiến người xem cảm giác như đang chứng kiến sự tuyệt vọng của một con thú, thật ra, một cách gián tiếp, chính chúng ta cũng đang đối diện với sự tuyệt vọng của tự nhiên trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu quá khắc nghiệt đang diễn ra từng giờ trên trái đất.
Sự thật hải mã không hề “có ý định tự sát”, chúng chỉ xảy chân ngã xuống vực mà thôi. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây, là tại sao chúng ta đi ra khỏi môi trường sống quen thuộc của mình để leo lên vách đá – đó chính là câu chuyện không chỉ riêng của hải mã, nhưng còn là của chính chúng ta.
Hải mã hay còn gọi là Moóc, hay “hải tượng” (tức voi biển) thường sống ở Bắc Băng Dương, và một số vùng lãnh thổ của Nga tại bắc cực. Môi trường sinh sống của chúng phụ thuộc vào nguồn nước nông gần băng. Tuy nhiên, chính vì hiện tượng nóng lên toàn cầu khiến băng tan, môi trường sống bị thu hẹp, chúng đành phải bò lên đất liền sinh sống thay vì sống trên những tảng băng dày.
Nhưng đất liền lại không phải là không gian thích hợp cho hải mã, để tránh việc tranh giành lẫn nhau, hải mã đã cố gắng sinh tồn trên những vách đá. Nhưng vì vách đá trơ trọi không có thức ăn, chúng muốn quay lại biển.
Thật đáng tiếc, thị giác hải mã rất kém khi lên bờ (mắt chúng chỉ tinh anh khi ở dưới nước), nên chúng không phân biệt được vách đá cao hay thấp, nên không biết mình đang trong nguy hiểm, quyết định quay trở lại để tiếp tục sinh tồn tại lại trở thành quyết định “tự sát” vô cùng đáng thương.
Cảnh cáo và sự ấm lên toàn cầu
Biến đổi khí hậu và ấm lên toàn cầu được xác định nguyên do phần lớn đến từ những hoạt động sống của con người. Điều đó khiến băng ở hai đầu cực của Trái Đất tan dần. Điều này không chỉ ảnh hưởng môi trường sống của nhiều loài động vật, nhưng một cách gián tiếp, Bắc Cực vốn được ví như “tủ lạnh của Trái Đất” không còn giữ được chức năng điều hòa nhiệt độ trên thế giới nữa.
Từ đó khiến cho mùa hè dài hơn, nhiều bệnh tật sinh ra hơn. Nhiệt độ tăng cũng góp phần hình thành những cơn bão ở đại dương mạnh và khó lường hơn trước. Và điều đáng báo động ở đây, là nó xảy ra trên quy mô toàn cầu!
Nguồn video: Netflix