10 sinh vật thay đổi hình dạng đáng sợ hay những Therianthropy
Trải qua rất nhiều năm ròng rã, loài người đã quen với việc ngồi quanh đống lửa và truyền cho nhau câu chuyện về những con thú thần thoại có thể thay đổi hình dạng. Những tưởng tượng này vừa rùng rợn và cũng không kém phần kinh dị. Chúng đeo bám chúng ta vào những cơn ác mộng. Chúng quanh quẩn trong tâm trí chúng ta những đêm mùa đông đen tối.
Therianthropy là gì?
Therianthropy là thuật ngữ chỉ về những người có khả năng siêu nhiên hóa thành những con thú. Từ lâu nay, chúng ta dường như bị mê hoặc bởi ý tưởng con người có thể biến thành động vật. Cảnh biến đổi trong bộ phim từ Người sói Mỹ ở London vẫn là một hình ảnh đặc trưng về sự “biến hình” của thế giới này. Những thứ kinh dị như vậy khiến gợi mở về lý thuyết nguồn gốc động vật của con người. Trong thời hiện đại, hầu hết các nền văn hóa đều xem sự thay đổi hình dạng và Therianthropy là do trí tưởng tượng lao động quá mức hoặc dấu vết của sự mê tín trong quá khứ. Nhưng, như danh sách này sẽ liệt kê ra những trường hợp, quỷ thay đổi hình dạng và phù thủy không hoàn toàn nằm trong định kiến của tất cả các nền văn hóa.
10.Tanuki
Tới Nhật Bản, có thể bạn sẽ thấy đâu đó những bức tượng của những sinh vật mang những tinh hoàn cực kỳ lớn. Những tác phẩm điêu khắc gốm này là hình vẽ của những con vật nhỏ giống gấu trúc Tanuki, vốn phổ biến trong văn hóa dân gian Nhật Bản. (Những con chó gấu trúc thực tế của Nhật Bản cũng được gọi là Tanuki.)
Truyền thuyết Nhật Bản kể về một người thợ làm ngói đã làm giàu từ một ấm trà nhảy múa. Ấm đun nước được cho là một sinh vật thay đổi hình dạng được gọi là tanuki. Những sinh vật thần thoại này là những con chó gấu trúc đã sử dụng khả năng thay đổi hình dạng của chúng để thưởng cho những hành động tử tế của người lạ.
Câu chuyện bắt đầu với một linh mục Shinto đang sửa chữa một ấm trà cũ. Anh đặt ấm đun nước trên bếp nóng. Vị linh mục kinh hoàng khi bất ngờ, đồ vật mọc ra tay và chân. “Oa Oa!” Tanuki khóc toáng. Nghĩ rằng ấm đun nước bị nguyền rủa, vị linh mục đưa nó cho một thợ làm ngói địa phương. Giờ đây khi đã có một chủ nhân mới, sinh vật thay đổi hình dạng và đưa ra một thỏa thuận. Nó hứa sẽ đóng vai trò “chiếc ấm nhảy múa”, để đổi lấy lòng tốt và sự tôn trọng của anh ấy.
Một số tanuki thì lại không tốt như vậy. Trong câu chuyện “Người nông dân và người Badger”, một tanuki biến đổi hình dạng đã phá hủy một cánh đồng lúa của người nông dân Nhật Bản. [nguồn] Người nông dân bắt giữ con vật tinh nghịch và thề sẽ biến nó thành súp tanuki. Nhưng vợ của người nông dân đã thương hại tanuki và để nó trốn thoát. Để trả thù, tanuki giết người phụ nữ và biến cô thành món súp. Sau đó, tanuki biến thành vợ của người nông dân và cố gắng làm cho người nông dân ăn bát súp làm từ người vợ yêu quý của mình.
9. Đứa trẻ giả mạo Changeling
Người ta đã từng tin rằng các nàng tiên, yêu tinh hay phù thủy sẽ bắt cóc trẻ sơ sinh của con người và thay thế chúng bằng những đứa con độc ác của chính họ.
Những đứa trẻ độc ác này ban đầu được nuôi dưỡng bởi các sinh vật thần thoại hoặc trao lại cho quỷ dữ như một món quà hiến tế. Trong khi sự hoán đổi diễn ra chỉ trong vỏ bọc của một đứa trẻ, vẫn có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy có gì đó khác biệt. Chúng thường lựa chọn những đứa trẻ có trí tuệ vượt trội hơn bình thường. Chúng cũng thích nhảy nhót ăn uống. Tuy nhiên, bất chấp sự thèm ăn vô độ của chúng, các sinh vật này thường phát triển chậm chạp.
Những sinh vật Changelings này khá phổ biến đối với văn hóa châu Âu xưa và thậm chí có thể có nguồn gốc từ Kitô giáo. Trường hợp đầu tiên được ghi nhận về Changeling đã được Giám mục Paris William của Auvergne mô tả ở Pháp thế kỷ 13: Họ nói rằng chúng gầy và luôn khóc lóc, và chỉ uống sữa thôi nhưng bốn cô hầu gái cũng không cung cấp đủ sữa để nuôi một đứa, sau đó chúng đã bay đi, hoặc biến mất. [nguồn]
Cũng có những thử nghiệm được tạo ra để xác minh nghi ngờ về việc một đứa trẻ đã bị hoán đổi, thử nghiệm được đặt tên là “brewery of eggshells”. Trong thử nghiệm này, đứa trẻ đó sẽ được đặt trước một đám cháy lớn. Một loạt vỏ trứng chứa đầy nước được châm lửa cháy. Người ta làm vậy là để kích thích các Changelings phải thốt lên: “Tôi đã nhìn thấy quả trứng trước cây sồi: Tôi đã nhìn thấy quả trứng trước con gà trắng: Tôi chưa bao giờ thấy giống như thế này!”. Nếu thốt lên như thế, chứng tỏ đứa con tội nghiệp của họ đã bị Changeling hoán đổi.
Cũng có một số cha mẹ cảm thấy họ là nạn nhân của Changelings đã có những biện pháp cực đoan. Họ cho rằng thần tiên sẽ trả lại đứa bé ban đầu nếu Changeling bị tổn hại. Thế nên họ đã đốt cháy, đánh đập hoặc bỏ đói những “đứa trẻ giả mạo” này.
Trên thực tế, “đứa trẻ bị thay thế” có lẽ chỉ là một đứa trẻ ốm yếu. Các bậc cha mẹ có thể nhầm lẫn các chứng rối loạn thời thơ ấu, đơn giản như tự kỷ hoặc dị tật bẩm sinh như tật nứt đốt sống, và trở thành các biểu hiện của sự mê tín.
8. Quỷ Pooka
Theo một cổ tích thần thoại của văn hóa dân gian Celtic, Pooka là một sinh vật giả định với nhiều hình thức khác nhau. Cái tên này bắt nguồn từ tiếng Ailen cổ “goblin”, đọc thành puca.
Truyền thuyết kể rằng pooka đã sử dụng sức mạnh thay đổi hình dạng của mình để biến thành mèo, thỏ, ngựa, quạ, dê, yêu tinh và thậm chí cả con người. Động cơ của pooka thường không rõ ràng, thể hiện cả ý định xấu xa và tốt đẹp. Theo một số nhà nghiên cứu dân gian, pooka thường xuất hiện để phá hoại vào ban đêm. Những sinh vật ranh mãnh này rời khỏi ngôi nhà trên đỉnh núi của chúng để đi lang thang ở vùng nông thôn, phá vỡ hàng rào và làm hỏng mùa màng.
Hình thức phổ biến nhất được biết đến của pooka, là một con ngựa đen với đôi mắt vàng. Ngựa phi nước đại quanh các khu vực hẻo lánh để tìm kiếm một người khách phù hợp. Những người không trả lời các lời mời gọi của sinh vật này không có cách nào khác ngoài việc đứng nhìn con ngựa phá hủy tài sản của họ. Người ta nói rằng vua Ireland, vua Bor Boru đã từng thuần hóa con thú hoang này. Ông buộc dây pooka bằng một chiếc cương được làm từ đuôi của chính nó. [nguồn] Nhà vua cưỡi pooka cho đến khi nó hoàn toàn kiệt sức. Ông đã bắt con vật hứa sẽ để người Kitô và người Ailen sống trong yên bình.
Mặc dù vậy, các pooka đã được nhượng bộ một chút. Chúng vẫn được phép quấy rối đối với những kẻ say rượu và bất lương. Đôi khi, Pooka có thể trở nên đáng quan tâm hơn. Một số phần tử mê tín hơn ở Ireland tin rằng pooka tiết lộ những lời tiên tri và cảnh báo mọi người về những nàng tiên xấu xa. Họ cũng thưởng cho những hành động tử tế bằng cách giúp đỡ lao động chân tay.
7. Skinwalkers – Những sinh vật đội lốt
Skinwalkers đã từng là thành viên rất bình thường của bộ lạc Navajo và Ute. Nhưng sau khi nắm được ma thuật hắc ám và tà thuật, những thành viên của bộ lạc này cuối cùng đã lựa chọn một con đường rất khác.
Skinwalker có thể đội lốt bất cứ con vật nào mà nó muốn trở thành. Những therianthrope này có thể trở thành gấu, chó sói, cú, chó sói và quạ. Theo các nhà huyền môn Navajo, Skinwalker tiếp nhận các thuộc tính của con vật đó. Ví dụ, pháp sư của bộ lạc có thể biến thành một con sói để tăng tốc độ và sự uyển chuyển.
Để trở thành một skinwalker, người pháp sư phải thực hiện một hành động xấu, như giết một thành viên trong gia đình hoặc bạn bè. Những pháp sư thất sủng này đã bị lưu đày vĩnh viễn khỏi cuộc sống của người Navajo. Họ đã trở thành những yee naaldlooshii, theo tiếng Navajo.
Skinwalkers thường bị khai trừ vì giết người hoặc cướp mộ. Họ cũng dùng những trò tàn bạo với người khác. Họ đặt những ngón tay bị chặt trong nhà để thu hút sự xuất hiện của con người và đuổi theo những người lái xe đang sợ hãi trong đêm tối. Nhưng vũ khí bí mật của skinwalkers dường như chính là “bột xác chết” (corpse powder). Bởi vì họ sở hữu kiến thức sâu rộng về y học tâm linh, người dân Navajo đổ lỗi cho những skinwalkers vì cái chết, bệnh tật và nạn đói.
6. Kumiho
Phổ biến trong văn hóa dân gian Hàn Quốc, kumiho (hay còn gọi là gumiho) là một con cáo chín đuôi với sở thích đặc biệt với những chàng trai trẻ.
Kumiho thật ra là một con quỷ cố gắng dụ dỗ đàn ông đến chết bằng cách thay đổi hình dạng thành một người phụ nữ quyến rũ. Con quỷ sử dụng một hòn đá ma thuật để lấy linh hồn của nạn nhân bị vây hãm. Trong một số phiên bản của câu chuyện, con cáo còn xé gan hoặc tim của nạn nhân đó. Điều này có thể xảy ra khi con nó thực hiện các hành vi tình dục với nạn nhân.
Trong “The Jewel of the Fox’s Tongue”, một con kumiho thay đổi hình dạng đã giết chết 99 học sinh và hút cạn năng lượng con người của họ. [nguồn] Theo những câu chuyện tương tự về kumiho, con cáo cần phải có thêm một linh hồn cuối nữa để đến được thiên đàng. Nhưng nó đã bị hạ gục bởi nạn nhân cuối cùng của mình. Con cáo cố lấy năng lượng của cậu bé bằng cách lăn một viên ngọc mê hoặc (yeowu guseul) trên miệng. Cậu nhìn thấy mánh khóe của con cáo và nuốt luôn viên ngọc. Cậu ta sau đó liền tập hợp dân làng của mình và săn lùng con kumiho giả dối.
Từ tiếng Hàn cho “con cáo”, yowu, có ý nghĩa tiêu cực. Nó thường được sử dụng để mô tả những người phụ nữ xảo quyệt và hay dụ dỗ. Những câu chuyện về kumiho nhằm mục đích thúc đẩy các nguyên tắc Nho giáo, cảnh báo phụ nữ Hàn Quốc tránh xa khỏi tình dục lệch lạc.
5. Nagual
Người Aztec tin rằng linh hồn động vật có liên quan đến năng lượng sống của mỗi người. Bản chất của tinh thần này đã được xác định thông qua lịch Mesoamerican.
Những pháp sư thì có sức mạnh biến thành động vật và được sinh ra vào một số ngày nhất định, được gọi là những naguals. Người Olmec và người Maya nghĩ rằng những nagual là những kẻ rình rập buổi đêm và âm thầm uống máu của những người phàm trần vô tội. Các tường thuật khác lại cho thấy họ có thể kiểm soát thời tiết và tạo ra những ảo ảnh kỳ quái.
Nhà sử học Antonio de Herrera là một trong những cây bút đầu tiên viết lí giải về những nhân vật bí ẩn này. Ông lập luận rằng Quỷ dữ sẽ giả dạng một con sư tử, hổ, chó sói, thằn lằn, rắn, chim hoặc động vật khác để phá hoại bộ lạc Maya ở Cerquin, Honduras.
Ở nhiều vùng của vùng nông thôn Mexico, truyền thuyết về nagual vẫn tồn tại. Những hình ảnh được nhìn thấy gần đây cho thấy con thú giờ đã có vẻ ngoài hoang dã hơn, trông giống như một con chó lớn hoặc sói. Những nagual đã bị đổ lỗi cho việc nhiều người mất tích, hàng hóa bị đánh cắp, tài sản bị hư hại và gia súc chết.
4. Madame Pele và đứa trẻ Hog
Madame Pele là một vị thần cổ đại, người đóng vai trò chính trong việc hình thành Quần đảo Hawaii. Do đó, không có gì lạ khi Pele đóng vai trò nòng cốt như vậy trong văn hóa Hawaii.
Có vô số những truyền thuyết về bà được lưu lại. Công viên quốc gia Hawaii Volcanoes có một bức tranh lớn của nữ thần và có một khối đá núi lửa gọi là nơi tọa lạc của Pele. Nữ thần thay đổi hình dạng còn được biết đến với cái tên Pelehonuamea, hay còn gọi là người phụ nữ hình thành nên vùng đất linh thiêng.
Những người dân địa phương cho biết đã từng nhìn thấy vị thần của họ dưới hình dạng một chú chó trắng hoặc một người phụ nữ xinh đẹp. Người ta biết rằng Madame Pele được sinh ra ở Tahiti. Tuy nhiên, bà đã buộc phải chạy trốn sau khi dụ dỗ chồng của em gái của mình – một quyết định khôn ngoan vì rằng em gái bà là nữ thần biển cả. Chuyến đi đưa bà đến các đảo Hawaii, nơi bà thường sử dụng một cây gậy thần (pa`oa) để tạo ra một loạt các hố lửa khổng lồ.
Những hố này đại diện cho khu vực nhiều núi lửa. Madame Pele cuối cùng đã định cư ở Hawaii và tạo ra một trong những đảo núi lửa hoạt động mạnh nhất, Kilauea. Ngày nay, việc núi lửa hoạt động thường được cho là Pele đang tức giận. Do đó, không có gì lạ khi người dân đảo địa phương để lại rất hiều lễ vật để làm dịu tâm trạng của bà.
Năm 2018, nhiều người dân địa phương đã tổ chức lễ phun trào Kilauea. Sự kiện này đã gây ra một số trận động đất và phá hủy nhiều ngôi nhà. “Nhà của tôi là một món quà cho Pele”, một giáo viên đã nghỉ hưu – bà Monica Devlin giải thích. “Thật là một quá trình đầy cảm hứng từ sự hủy diệt và sáng tạo, và tôi đã may mắn được nhìn thoáng qua nó”. Nữ thần bị săn đuổi bởi một nhân vật biến đổi hình dạng khác, á thần Kamapua’a (còn gọi là Đứa trẻ Hog). [nguồn] Kamapua’a có thể biến thành cá, thực vật và lai giữa người và lợn. Madame Pele bị yếu thế bởi những bước tiến của Hog Child nên đã tấn công lại bằng một luồng lửa. Trong trận chiến sau đó, Kamapua’a đã sử dụng một đội quân bất bại để đánh bại Pele và người thân của bà.
3. Ilimu
Những câu chuyện kinh hoàng về một con quỷ săn mồi đã lan rộng khắp các vùng của Châu Phi. Một trong những bộ lạc vùng Baltu của Kenya, Kikuyu, đặt tên cho tên thợ săn độc ác này là ilimu.
Nhiều thành viên bộ lạc nói rằng ilimu có hình dạng của một người đàn ông khỏe mạnh. Những người khác cho rằng anh ta trông giống một già làng bị biến dạng, với một chân nhô ra sau gáy. Theo truyền thuyết dân gian Kenya, ilimu là một kẻ khủng bố ăn thịt có thể biến hình thành bản sao của một người khác.
Để làm điều này, ilimu phải đánh cắp lông hoặc tóc, cắt móng tay hoặc máu của mục tiêu. [nguồn] Con quỷ cũng có thể sở hữu hình dạng của một loạt các loài động vật, thường là sư tử. Một số bộ lạc châu Phi cho rằng việc sư tử tấn công là hoạt động ilimu và cầu cứu những pháp sư để tìm giải pháp.
Năm 1898, Đế quốc Anh phối hợp xây dựng cây cầu đường sắt bắc qua sông Tsavo. Một trại lớn được thành lập gần địa điểm này để chứa hàng ngàn công nhân Ấn Độ. Đây là nơi săn bắn lý tưởng cho một cặp sư tử cực kỳ thông minh và thường người ăn thịt người Tsavo (hay còn gọi là The Ghost và The Darkness,). Bộ đôi này đã làm việc cùng nhau để chiếm lấy con mồi. Trong một loạt các cuộc giao tranh hàng đêm, những con sư tử đã phân công theo cách của chúng xung quanh trại – tạo bẫy và tấn công ra sao. Sau đó, chúng sẽ nhắm mục tiêu vào các công nhân đang ngủ gật, từng người một, đẩy họ vào tình trạng hấp hối.
Những cuộc tấn công này đã diễn ra trong nhiều tháng, khiến hàng trăm công nhân phải bỏ chạy. Tin tức về hổ quỷ đã lan truyền như lửa rừng qua các trại. Giám sát dự án cầu cạn, Trung tá John Henry Patterson, đã dành nhiều tuần để săn bắn các con vật. Nhưng chúng quá thông minh để trở thành nạn nhân của Patterson dù nhiều cái bẫy khác nhau được đặt. Cuối cùng, sau vài lần chạm trán trực tiếp, Patterson đã bắn và giết chết Man-Eaters. Thật đáng kinh ngạc, một trong những con sư tử đã ăn 9 viên đạn trước khi chịu khuất phục trước vết thương.
2. Leyak
Trên đảo Bali của Indonesia, có một góa phụ phù thủy (Witch Widow), tên là Rangda, thống trị quyền lực tối cao. Cô ta sử dụng một giáo phái phù thủy hung tợn ăn thịt trẻ em để khủng bố dân cư mê tín trên đảo. Cùng nhau, chúng được gọi là leyak.
Trong ngày, leyak hòa quyện với đám đông. Chỉ sau khi mặt trời lặn, leyak mới tiết lộ hình dạng thật của nó. Chúng dành cả đêm để lục tung các nấm mồ và nghĩa địa, tìm kiếm và đánh cắp các bộ phận cơ thể. Những cơ quan này được sử dụng để tạo ra một dung dịch ma thuật khiến cho leyak có sức mạnh thay đổi hình dạng của mình. Leyak có thể biến thành khỉ, dê, sư tử hoặc các động vật khác. Nếu điều đó chưa đủ kinh ngạc với bạn thì bạn nên biết một leyak có thể tự xé toạc đầu của chính mình. Sau đó nó có thể bay xung quanh, lơ lửng trong gió, để tìm kiếm thức ăn. [nguồn] Mặc dù sinh vật này sẵn sàng ăn thịt hầu hết mọi loài động vật, nhưng nó lại thích máu của các bà mẹ và đứa trẻ mới sinh của họ.
Theo truyền thuyết của người Balani, đội quân phù thủy Rangda, đã từng tiến hành một cuộc chiến chống lại những vị thánh, một con thú giống sư tử tên là Barong. Rangda sử dụng một câu thần chú với các chiến binh Barong, buộc họ phải tự mình cầm kiếm. Nhưng những chiến binh vĩ đại đã ngăn chặn cuộc thảm sát này bằng cách biến người dân của mình trở nên bất khả chiến bại. Barong đã sử dụng sức mạnh to lớn của mình để vượt qua Witch Widow, khôi phục lại sự cân bằng cho hòn đảo Hindu. Các sự kiện của trận chiến này được mô tả một cách đầy tự hào trong các điệu nhảy nghi lễ của người Bali.
1. Lagahoo
Nhiều cộng đồng trên khắp vùng Caribbean vẫn tin vào ma thuật đen (obeah). Không có gì lạ khi thấy người dân đem theo bùa hộ mệnh – thứ được thiết kế để xua đuổi những thực thể xấu xa được gọi là jumbies. Trinidad và Tobago cũng không ngoại lệ.
Người dân ở quốc gia Tây Ấn sợ một loại jumbie thay đổi hình dạng tên là Lagahoo (cũng được đánh vần là La Gahoo leo). [nguồn] Bắt nguồn từ văn hóa dân gian Pháp, Lagahoo là một người đàn ông cơ bắp với một chiếc quan tài trên cái đầu. Thân của anh ta được bọc trong những sợi xích nặng, chúng rít lên khi anh ta săn lùng thức ăn. Lagahoo uống máu của vật nuôi và hiếm khi dùng máu con người. Trong khi Lagahoo hầu như đều trông giống như một người hộ vệ quan tài đô con, con thú có thể biến thành nhiều loại động vật, kể cả một sinh vật giống như nhân mã đầu người mình ngựa.
Đánh bại Lagahoo không phải đơn giản. Nó phải bị bắt và trong 9 ngày dài phải bị đánh bằng gậy thánh. Trong quá trình không khoan nhượng này, sinh vật sẽ biến đổi thành nhiều loại động vật, cuối cùng biến mất trong một làn khói. “Đồng sự” người Pháp của Lagahoo, người sói Loup Garou, dễ bị khuất phục hơn. Chỉ cần ném nắm gạo lên không trung là đủ để ngăn chặn con quái vật ngốc nghếch này. Vì Loup Garou dường như mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế nên sau khi nắm gạo tung ra nó phải dành hết đêm để đếm từng hạt gạo.
Từ Listverse
(bài viết không khẳng định tính xác thực của những sinh vật trên)