Hermann Göring – người quyền lực thứ hai trong Đức Quốc xã – và ưa tiệc tùng
Hermann Göring là một phi công xuất sắc, người sáng lập Gestapo (cơ quan mật vụ của Đức Quốc xã) và từng là chủ tịch Reichstag (Quốc hội Đức) – ông cũng là người gặp vấn đề với thừa cân và nghiện ma túy.
Hermann Göring là người đàn ông quyền lực thứ hai trong Đế chế Thứ ba (chính là Đức Quốc xã). Là cánh tay phải đắc lực của Adolf Hitler, Göring là công cụ giúp Führer vươn lên nắm quyền. Ông đã giúp Hitler bảo vệ chức Thủ tướng Đức vào năm 1933 và là người đã tạo ra cơ quan mật vụ Gestapo khét tiếng – cảnh sát mật của Đức Quốc xã không chỉ đàn áp bất kỳ sự phản đối nào đối với chủ nghĩa phát xít ở Đức mà còn tạo điều kiện cho những cuộc thảm sát diễn ra bằng cách vây bắt tập trung những người Do Thái.
Hitler thậm chí đã trao cho Göring danh hiệu đặc biệt – Reichsmarschall – người lãnh đạo của tất cả các lực lượng vũ trang của Đức – và chỉ định ông là người kế vị. Dù với sự cai trị độc tài và tàn nhẫn như vậy, đằng sau Göring là một cuộc sống bất ổn của một kẻ nghiện morphine.
Đây là những tường thuật kỳ lạ về cuộc đời Hermann Göring , một trong những người đàn ông nguy hiểm nhất trong Thế chiến II, với một số hành vi vô cùng nghịch lý.
Hermann Göring, kẻ nổi loạn và một phi công xuất sắc
Hermann Göring sinh ngày 12 tháng 1 năm 1893 trong một gia đình quý tộc Bavarian và dành thời thơ ấu của mình trong những lâu đài cổ kính thơ mộng. Ông ta được mô tả như một “cậu bé nổi loạn”, đến nỗi mà những trò quậy phá táo bạo đó cuối cùng đã đưa ông vào trường quân đội.
Chàng trai trẻ Göring trưởng thành mạnh mẽ trong bầu không khí quân sự và cuối cùng phục vụ với sự trọng vọng trong Thế chiến I với tư cách là một phi công át chủ bài. Ông thậm chí đã có chút danh tiếng ở Đức nhờ thành công quân sự của mình. Nhưng Göring đã được định sẵn sẽ có tác động lớn hơn nhiều đến lịch sử. Tác động đó sẽ được hiện thực hóa khi ông lần đầu tiên gặp nhà lãnh đạo Đức Quốc xã tương lai, Adolf Hitler.
Lần đầu tiên, Göring được giới thiệu với Hitler vào năm 1922 khi ông tham dự một cuộc biểu tình phản đối Hiệp ước Versailles kết thúc Thế chiến I. Giống như nhiều người Đức, là một cựu chiến binh danh dự, Göring phẫn nộ trước các điều khoản khắc nghiệt đối với Đức. Ông đồng quan điểm với những ý tưởng của Hitler và như tìm thấy một vị chúa cứu thế cho công cuộc lãnh đạo trong tương lai.
Có lịch sử với tư cách là một sĩ quan quân đội, Hitler đã trao quyền chỉ huy nhóm vũ trang bán quân sự đang phát triển của mình, đội quân Sturmabteilung hay Storm Troopers, cho Göring. Trong khi đó, ông bắt đầu mối quan hệ với một phu nhân nam tước bị chồng ghẻ lạnh và đã có một cậu con trai tám tuổi. Họ kết hôn năm 1923.
Cùng năm đó, lần đầu tiên Hitler cố gắng giành lấy quyền lực trong cuộc đảo chính Beer Hall Putsch năm 1923, Göring đã ở bên cạnh ông. Sau khi Putsch thất bại và ông đã ăn một viên đạn vào chân trong quá trình đó, cựu phi công đã trốn thoát khỏi nhà tù bằng cách trốn sang Áo.
Chính trong thời gian này, lần đầu tiên Göring tiếp xúc với morphine, các bác sĩ đã cho phép chúng giúp ông giảm bớt nỗi đau của vết thương. Nhưng Göring dần trở nên nghiện ma túy. Trên thực tế, chứng nghiện morphine của ông ta nghiêm trọng đến mức ông được giao cho một bệnh viện tâm thần ở Thụy Điển không chỉ một lần mà là hai lần vào năm 1925 và 1926.
Mặc dù vậy, Göring đã chiến thắng nó và trở lại Đức vào năm 1927. Nhờ lòng trung thành với Hitler, ông đã nhanh chóng trở thành phát xít Cấp cao của Đảng.
Göring đã dành năm năm tiếp theo làm việc không mệt mỏi để ủng hộ Hitler và phát triển chủ nghĩa phát xít. Ông đã liên lạc với các sĩ quan quân đội, lãnh đạo doanh nghiệp và các nhân vật quyền lực khác để xây dựng sự ủng hộ của họ cho Đức quốc xã. Những nỗ lực của ông là công cụ để Đảng Quốc xã giành được nhiều ghế nhất trong cuộc bầu cử năm 1932, và Göring đã nắm chức chủ tịch của Reichstag hay còn gọi là Quốc hội Đức.
Sau đó, Göring đã sử dụng quyền lực của mình để bảo đảm cho Hitler danh hiệu Thủ tướng – nhà lãnh đạo thực tế của Đức. Sau đó, Hitler đã có thể nắm quyền lực và khởi đầu một thời kỳ đau khổ và hủy diệt lớn nhất trong lịch sử loài người.
Cuộc sống của Göring trong Đế chế Thứ ba (Đức Quốc xã)
Khi Hitler lên làm Thủ tướng, Göring tiếp tục gia tăng sức mạnh chính trị. Ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Nội vụ Phổ, Tổng tư lệnh Cảnh sát Phổ, và Tổng tư lệnh của Luftwaffe – lực lượng không quân Đức hiếu chiến.
Từ đây, một trong những hành động quan trọng đầu tiên của ông là tạo ra Gestapo (cơ quan mật vụ của Đức quốc xã), và Cảnh sát mật của Đức Quốc xã đã đàn áp mọi sự phản đối với đảng này ở Đức. Tổ chức tàn bạo này cũng tiếp tục đóng vai trò trung tâm trong những cuộc thảm sát bằng cách giúp vây bắt tập trung người Do Thái trên khắp châu Âu. Khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vào năm 1939, Hitler thậm chí đã gọi Göring là người kế vị.
Sự nổi lên của Göring trong hàng ngũ của đảng Quốc xã cũng đi kèm với vòng eo ngày càng rộng lớn của ông. Chứng nghiện morphine hoành hành khiến ông dễ thay đổi tâm trạng trầm trọng và có thể đã góp phần vào việc tăng cân mất kiểm soát, biến người anh hùng thiện chiến bảnh bao trước đây thành một mục tiêu của sự giễu cợt.
Sự buông thả của ông không chỉ dừng lại ở ăn uống và thuốc phiện. Göring sống xa hoa, độc lập trong một cung điện ở Berlin nơi ông đặt tên theo người vợ đầu tiên của mình. Sở thích của ông về sự lòe loẹt và hào hoa đã khiến ông thay đổi đồng phục ít nhất năm lần một ngày, thỉnh thoảng còn thêm một bộ đồng phục săn bắn thời trung cổ hoặc thậm chí, như một du khách với cả một bộ đôi giày và dép đầy đủ.
Ông tổ chức các bữa tiệc trong biệt thự của mình và khoe khoang những tác phẩm nghệ thuật vô giá đánh cắp từ những người Do Thái bị đàn áp mà ông treo khắp các sảnh của mình.
Mặc dù Göring thường bị chế giễu là một tên hề cục mịch, nhưng thực tế, ông là một người đàn ông độc ác và nguy hiểm. Ông đóng vai trò quan trọng trong cuộc thanh trừng chính trị đẫm máu của Đức Quốc xã trong “Đêm của những con dao dài” (Night of the long Knives hay Cuộc lật đổ Röhm) khi ông bảo đảm rằng những đối thủ của mình trong Đảng, Ernst Röhm, đã bị xử tử.
Vào năm 1938, ông cũng tuyên bố rằng sẽ có một phán quyết cuối cùng với người Do Thái vào và do đó, vào năm 1941, ông đã ủy quyền cho Reinhard Heydrich tìm kiếm một giải pháp chung cho câu hỏi về người Do Thái. Giải pháp mà những người dưới quyền của Heydrich nghĩ ra tại Hội nghị Wannsee khét tiếng không gì khác chính là Diệt chủng.
Gia đình, Sự thất bại, và Mất tín nhiệm
Thật kỳ lạ, thứ hạng cao của Göring trong đảng Quốc xã cũng giúp cứu một số người Do Thái. Em trai của Hermann, Albert, là một người chống phát xít nhiệt thành, người đã làm việc cật lực để mua thị thực xuất cảnh và hộ chiếu cho những người bạn Do Thái của mình kể từ lần đầu tiên thấy các diễn biến bất lợi vào những năm 1930.
Lợi dụng vị trí của anh trai và tình cảm anh em của mình, Albert thường xuyên đến văn phòng Berlin của anh trai mình để cầu xin ân huệ cho những người bạn Do Thái hoặc tù nhân chính trị.
Mặc dù hồ sơ ở Gestapo đang ngày càng dày lên, Albert vẫn an toàn dưới sự bảo vệ của anh trai mình cho đến năm 1944, khi anh nhớ lại, “anh trai tôi nói với tôi rằng đó là lần cuối cùng anh có thể giúp tôi” và giúp anh ta chạy trốn. Tình yêu của Göring dành cho em trai cho thấy dù là chút ít nhân tính còn lại trong một người đàn ông bị buộc phải hủy hoại hàng triệu sinh mạng vô tội.
Danh tiếng của Göring đã dừng lại đột ngột vào năm 1940. Là người đứng đầu Không quân Đức, Göring chịu trách nhiệm về cuộc không kích lớn chống lại kẻ thù vẫn còn chống lại Đức ở châu Âu là Anh. Tuy nhiên, khi Không quân Hoàng gia tìm cách đánh trả quân Đức bất chấp mọi điều kiện nguy hiểm và bất lợi, Göring đã phải gánh trách nhiệm nặng nề.
Mọi thứ chỉ trở nên tồi tệ hơn đối với người đàn ông nghiện morphine này khi vận may của Đức tiếp tục bị đảo ngược trong 5 năm tiếp theo của cuộc chiến. Đến năm 1943, Không quân của ông đã thất bại trong nhiệm vụ chống phá Nga và bảo vệ Đức chống lại quân Đồng minh. Göring cũng đã bị các trung úy khác của Hitler vượt lên tầm ảnh hưởng.
Khi Göring bị mất đi sự ưu ái của nhà lãnh đạo, ông nghiện ma túy nặng hơn. Hiển nhiên, khi chiến tranh tiếp diễn, bản thân Hitler cũng sẽ trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào ma túy. Sức khỏe tinh thần và thể chất của ông tiếp tục xấu đi, và sau đó, vào năm 1945, ông đã khiến nhà lãnh đạo thất vọng lần cuối.
Những phiên tòa ở Nichberg và cái kết tự sát
Năm 1945, Hitler tuyên bố sẽ ở lại hầm trú ẩn ở Berlin cho đến khi chiến tranh kết thúc. Göring ảo tưởng cho rằng người dẫn dắt lâu năm của ông cuối cùng đã truyền lại vj trí lãnh đạo cho ông. Khi Göring yêu cầu được chọn làm lãnh đạo mới của Đức, Đảng Quốc xã đã đáp trả bằng cách lấy đi tất cả các chức vụ của ông và bắt giữ ông lại.
Không lâu sau, vào ngày 9 tháng 5 năm 1945, ông bị quân Đồng minh chiến thắng bắt giữ.
Göring sau đó đã buộc phải từ bỏ morphine và đối mặt trước công lý cho tội ác của mình. Vào thời điểm ông đứng trong các tòa án quân sự được gọi là phiên tòa Nürnberg, ông đã “thon thả” lạ thường và dường như vẫn có lại chút tính cách hào hoa của mình khi ông thậm chí còn khiến tòa án cười nhiều lần.
Tuy nhiên, ông đã bị kết tội âm mưu gây chiến, tội ác chống lại hòa bình, tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người và bị kết án tử hình. Niềm an ủi duy nhất của ông là đã trốn thoát được bằng cách tự sát vào ngày 15 tháng 10 năm 1946 với một viên nang xyanua được nhập lậu vào phòng giam trong khi ông còn hai giờ nữa mới bị xử tử để đưa ra công lý.
allthatsinteresting