Phổ cập Dark Web cho “gà mờ”
Dark Web là một khu vực trên Internet mà bạn chỉ có thể truy cập bằng một trình duyệt riêng đặc biệt (đừng dịch là Web đen, vì sẽ bị hiểu nhầm thành nghĩa khác).
Trên Dark Web, cũng có một số diễn đàn mà các thành viên có thể giao tiếp với nhau hoàn toàn hợp pháp. Hơn nữa, các cá nhân không thể bày tỏ ý kiến ở đất nước họ, họ vẫn ẩn danh trên Dark Web để bày tỏ ý kiến của mình.
Bạn phải có một vài sự chuẩn bị trước khi mạo hiểm trên dark web. Ví dụ như sử dụng mạng riêng ảo (virtual private network), sử dụng đúng trình duyệt, biết được những site nào cần tránh.
Ngoài ra, dark web dù mang tính “ẩn danh” nhưng rất nhiều sự kiện cho thấy tác động thật sự của nó đến thế giới thực (và tác động không hề nhỏ). Bạn cần có sự nhạy cảm để đánh giá được điều đó.
Với tất cả những sự chuẩn bị tâm lý như trên, bạn cũng cần biết ít nhất những thông tin cơ bản sau đây về Dark Web, nếu muốn lên kế hoạch khám phá nơi “thú vị nhưng nhiều lo ngại” của Internet.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Bài viết này chỉ nhằm mục đích giải trí và không phải là tư vấn pháp lý. Nếu bạn có câu hỏi pháp lý, hãy tham khảo ý kiến một luật sư.
Có thể truy cập Dark Web thông qua trình duyệt Tor (The Onion Router)
Trình duyệt Tor là trình duyệt phổ biến nhất được sử dụng để phám phá Dark Web. Có có chức năng mã hóa tương tự như một VPN (mạng riêng ảo – virtual private network).
Tuy nhiên, khi duyệt Dark Web, người ta lại thường có xu hướng sử dụng kết hợp thêm một VPN để tăng cường sự bảo mật. Vì một số tin tặc đã tìm ra cách vượt qua mã hóa của Tor.
Dark Web sử dụng một tên miền đặc biệt có đuôi là .onion
Bạn thường gặp những tên miền rất phổ biến như .com, .org, .net…và những website với dạng tên miền này hầu hết đều có thể truy cập được bởi các trình duyệt nổi tiếng khác.
.onion là một dạng tên miền được phát triển bởi chính những người đã phát triển trình duyệt Tor, và nó chỉ có thể được truy cập thông qua trình duyệt Tor. Và kết quả là, nó trở bảo mật hơn và khó theo dõi hơn cho người sử dụng. [dẫn nguồn]
Không phải cứ vào Dark Web là bất hợp pháp
Một trong những quan niệm sai lầm phổ biến khiến nhiều người sợ hãi khi sử dụng Dark Web, đó là họ nghĩ mình sẽ phạm tội nếu làm như vậy.
Trong thực tế, bạn sẽ không phạm luật gì cả trừ khi bạn xem nội dung bất hợp pháp trên Dark Web. Thậm chí tùy theo nơi, mà bạn có thể phạm pháp khi truy cập một số trang web nhất định. Nhưng nếu bạn đi loanh quanh, nhấp vào một số trang web và không mua bán gì (rủi ro có thể nằm trong việc mua bán trên Dark Web – dù bạn biết hay không biết), thì cũng chẳng sao cả. [dẫn nguồn]
Vì khó có ai lần ra bạn hay theo dõi các hoạt động của bạn trên Dark Web, nên tự điều đó khiến bạn rơi vào cái “cám dỗ” làm những điều bình thường bạn không làm, mua những thứ lẽ ra bạn không được mua, và xem những thứ lẽ ra bạn không cần xem…
Không phải ai sử dụng Dark Web cũng là tội phạm
Khi bạn nghe về Dark Web, bạn có thể nghĩ về những người sử dụng nó để bán các chất bất hợp pháp hoặc tải lên nội dung bất hợp pháp. Có lẽ bạn thậm chí còn tưởng tượng ra hình ảnh như là mình họa trên: Một người đàn ông mặc áo hoodie trong phòng hầu như không có ánh sáng, đang giấu mặt và nhìn vào các chữ số nhị phân trên máy tính xách tay của mình trong khi gõ theo cách giống như hacker.
Không phải là luôn luôn như vậy. Nhiều người sử dụng Dark Web để trốn tránh kiểm duyệt và đưa ra những tuyên bố sẽ là bất hợp pháp khi nói công khai ở nước họ. Ví dụ như phản đối lãnh đạo đất nước của họ chẳng hạn.
Ngoài ra, mọi người còn ẩn danh và riêng tư hơn nhiều trên một số diễn đàn trên Dark Web. Ở đó, họ có thể có nhiều cuộc thảo luận cởi mở hơn về những điều khác nhau, hơn là trên Internet (đối với Dark Web thì Internet – như khi bạn đọc trang web này chẳng hạn – được xem như là ClearNet).
Silk Road (con đường tơ lụa) là một trong những site nổi tiếng trên Dark Web
Trước khi Con đường tơ lụa (Silk Road) bị FBI đóng cửa vào tháng 10 năm 2013, Silk Road là một trong những thị trường lớn nhất trên dark web. Nó được thành lập vào tháng 2 năm 2011 để những seller có thể buôn bán nhiều thứ, điển hình là các chất cấm và dịch vụ bất hợp pháp.
Họ đã bán bất kỳ mặt hàng hoặc dịch vụ bất hợp pháp nào bạn có thể nghĩ ra, với rất ít hạn chế. Sau khi trang web lần đầu bị gỡ xuống, chỉ mất một tháng để một trang web mới xuất hiện. Nó được gọi là Con đường tơ lụa 2.0. Tuy nhiên, trang web đó cũng đã bị đóng cửa.
Hầu hết các websites là lừa đảo (scam)
Có hàng ngàn trang web trên dark web, phần nhiều trong số đó đều sẽ rao bán một số thứ nhất định. Tuy nhiên, khi bạn mua một thứ gì đó (mà bạn thực sự không nên), bạn sẽ thấy rằng nó gần như không bao giờ được đưa đến nhà của bạn.
Bạn cũng có thể đặt hàng bất hợp pháp từ dark web, điều này khiến bạn trở thành tội phạm. Ngoài ra, một số thị trường được dành riêng để bán những thứ hỗ trợ cho các trò gian lận. Một số thị trường nhất định, chẳng hạn như “Con đường tơ lụa” hiện không còn tồn tại, đã xếp hạng niềm tin cho các nhà cung cấp.
Tuy nhiên, việc xếp hạng này có thể bị lạm dụng bởi các nhà cung cấp, những người đầu tiên có được sự tin tưởng của khách hàng và sau đó chuyển sang lừa đảo. Sau đó, những tên tội phạm này tạo tài khoản mới và khởi động lại chu kỳ lừa đảo đó. [dẫn nguồn]
Hầu hết giao dịch trên Dark Web đều sử dụng Bitcoin
Bitcoin là một đồng tiền điện tử nổi tiếng, nó tồn tại dưới dạng kỹ thuật số mà không có cơ quan quản lý nào. Nó cũng dựa vào mật mã học để ngăn chặn gian lận và giả mạo. Là một hình thức tiền tệ phi tập trung, Bitcoin rất khó để theo dõi, giúp dễ dàng sử dụng cho các giao dịch mua bán trên Dark Web.
Nếu bạn thanh toán bằng một thẻ ngân hàng, thông tin thanh toán sẽ được ghi lại trong máy chủ ngân hàng với danh tính của bạn. Nhưng nếu bạn thanh toán bằng Bitcoin thì chẳng ai biết đó là bạn. Hơn nữa chi phí để chuyển tiền với Bitcoin cực kỳ thấp.
Đôi khi, người ta cũng ssửdunjg các loại tiền điện tử khác, chẳng hạn như Litecoin hoặc Bitcoin Cash. Tuy nhiên, Bitcoin vẫn là phổ biến nhất.
FBI cũng hoạt động trên Dark Web
Thật khó để biết được tất cả những hoạt động của FBI trên Dark Web. Nhưng trong một số trường hợp, khi bạn truy cập vào một site nào đó, bạn có thể gặp phải logo thông báo như hình trên. Điều đó cho biết trang web này đã bị đóng cửa.
Không chỉ FBI, mà nhiều cơ quan về an ninh và bảo mật cũng hoạt động trong Dark Web vì nhiều mục đích khác nhau. Ví dụ, Chiến dịch Bayonet, được cảnh sát Hà Lan tổ chức để tấn công Hansa, một chợ trên Dark Web. [dẫn nguồn]
Mọi người có thể sử dụng các trang “Wiki ẩn” để tìm liên kết
Có rất nhiều trang web Wiki ẩn (Hidden Wiki) khác nhau, một số trong số đó thậm chí trên clearnet. Các trang web này rất hữu ích trong việc tìm kiếm các liên kết .onion để khám phá. Nó giống như một tập hợp liệt kê những trang web trong dark web vậy.
Thật may, hầu hết các trang Wikis ẩn này không bao gồm các liên kết đến các trang web bất hợp pháp để nhấp vào. Một số người thậm chí còn nói rằng FBI thiết lập các trang Wiki ẩn để dễ dàng trong việc kiểm soát và điều tra.
“Deep Web” không nhất thiết là “Dark Web”
Về khác nhau giữa Deep Web và Dark Web, thì nói cho dễ hiểu, Dark Web giống như tập hợp con của Deep Web vậy. Tuy nhiên, bạn sẽ thường thấy hai thuật ngày này được truyền thông sử dụng lẫn lộn và hoán đổi cho nhau.
Deep Web là một từ chỉ chung những dữ liệu trên Internet mà bạn không thể tìm thấy bởi công cụ tìm kiếm thông thường (Google, Bing…). Còn Dark Web là một vùng bên trong Deep Web, nơi mà mọi hoạt động của bạn đều trở nên ẩn danh. Ví dụ, trường hợp “Con đường tơ lụa” thì nó là một phần của Dark Web.