10 giả thiết y học bạn nên ngưng tin tưởng
Khi còn là một đứa trẻ, bạn có thể đã từng nghe vô số những câu chuyện dù là đồn thổi và hoàn toàn tin vào chúng. Có những thứ chúng ta tin rằng nó đúng vì rất nhiều người đã mặc định như vậy từ rất lâu rồi. Thật khó có thể tưởng tượng việc đó đôi khi lại gây ra những vấn đề.
Dù những câu chuyện truyền miệng có thể đúng ít nhiều, chúng chắc chắn chưa được kiểm định trong y tế hay có bất cứ nghiên cứu khoa học chính xác nào. Những giả thiết đó đã có được lòng tin từ cộng đồng trong một thời gian dài và giờ đã đến lúc kết thúc điều đó.
1. Chúng ta nên uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày
Thực tế: Chúng ta vẫn nên uống đủ nước để cơ thể tránh bị mất nước. Nghiên cứu chỉ ra rằng những người uống một ly nước khi họ thấy khát đã là đủ để có thể đảm bảo khỏe mạnh và không bị mất nước. Khoảng 60% cơ thể người trưởng thành là nước. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là chúng ta phải uống 8 ly nước một ngày. Không có bằng chứng nào chứng minh cho giả thiết này nhưng nhiều người đời vẫn tin tưởng đề xuất trong Bảng thống kê thực phẩm và dinh dưỡng năm 1945 rằng chúng ta phải uống đủ 2,5 lít nước mỗi ngày.
Bạn cần biết, trong thực phẩm cũng có chứa nước. Ví dụ như hoa quả nước trái cây, súp, trà hay cà phê đều có chứa nước. Trái lại với những điều phổ biến mọi người vẫn thường tin, các nghiên cứu chỉ ra rằng chúng ta chỉ cần uống nước khi chúng ta thấy cơn khát đến mà thôi.
Cơ thể con người cũng rất nhạy cảm trong việc báo động về tình trạng thiếu nước. Vậy cơ bản là chẳng có một đề xuất chính thức nào về số lượng nước chúng ta phải uống hàng ngày và nó cũng rất đa dạng đối với mỗi cá nhân khác nhau. [nguồn dẫn chứng]
2. Ở lâu trong thời tiết lạnh có thể mắc cảm cúm
Thực tế: Đúng là độ ẩm không khí có ảnh hưởng đến sự nhân rộng của vi khuẩn và vi-rút, nhưng chính những người thường xuyên ở trong nhà vào mùa đông lại dễ bị ảnh hưởng bởi thay đổi thời tiết hơn.
Đây dường như là một trong số những giả thuyết lâu đời nhất và đã tồn tại qua hàng thế kỉ. Hầu hết mọi người đều từng được nghe qua bà hoặc mẹ mình. Nhưng dù họ có nói gì đi chăng nữa, việc dành thời thời ở ngoài trời lạnh không thể khiến bạn ốm đâu! Các nhà khoa học đã nghiên cứu sự tương quan giữa sự lan truyền chứng cảm, hay thông thường gọi là cúm, với độ ẩm ngoài trời. Nghiên cứu chỉ ra bệnh cúm dễ xảy ra và lan truyền hơn trong điều kiện không khí khô. Vì độ ẩm không khí thường thấp nhất vào mùa đông, khi đó không khí thường lạnh và khô nên có thể chính những sự thay đổi theo mùa của độ ẩm là lí do người ta dễ bị ốm vì cúm vào mùa đông.
Đồng thời một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng những người khỏe mạnh có thể chịu được mức nhiệt thấp ngoài trời sẽ giúp họ gia tăng sức khỏe, sức đề kháng và hiệu quả của hệ miễn dịch. Bạn sẽ dễ bị ốm hay cảm cúm hơn khi ở lâu trong nhà bởi sự hoàn lưu của không khí có thể mang những mầm bệnh di chuyển khắp nơi trong ngôi nhà của bạn. [nguồn dẫn chứng]
3. Điện thoại gây nguy hiểm trong bệnh viện vì chúng sẽ cản trở hoạt động của các thiết bị y tế.
Thực tế: Những mẫu điện thoại thông minh mới nhất không gây ra sự nhiễu sóng điện từ quá lớn và cũng không đủ để cản trở các thiết bị y tế trong bệnh viện. Hơn thế nữa, việc sử dụng điện thoại cũng bị giới hạn khá nhiều để đảm bảo vệ sinh và vấn đề bảo mật cá nhân.
Rất nhiều bệnh viện trên thế giới cấm sử dụng điện thoại di động. Và mọi người tin rằng luật cấm ở những nơi như vậy là bởi chúng có thể ảnh hưởng lớn đến việc các thiết bị y tế hoạt động bình thường và gây ra trục trặc. Ngay cả nhiều bác sĩ và y tá cũng tin điều này. Tuy nhiên với những nghiên cứu khoa học mới nhất, nhiều bệnh viện đã nới lỏng luật lệ, cho phép sử dụng điện thoại ngoài hành lang. Một nghiên cứu năm 2007 đã chỉ ra rằng hầu hết điện thoại sẽ chỉ ảnh hưởng đến các thiết bị y tế như máy hô hấp nhân tạo khi nó ở gần trong bán kính 1m.
Tuy nhiên những nghiên cứu gần đây cho thấy việc những mẫu điện thoại mới nhất có ít ảnh hưởng tới các thiết bị y tế đã ngày một chắc chắn. Vậy thì tại sao chúng vẫn bị cấm? Ví dụ, Cơ quan Y tế Quốc gia của Anh đã phản đối mạnh mẽ việc sử dụng điện thoại ở các hành lang như một sự đề phòng. Một lý do khác là vấn đề vệ sinh. Nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe cho lao động ở Nam Phi đã chỉ ra rằng 95% điện thoại của họ mang theo nhiều vi khuẩn có hại. Hơn cả vấn đề vệ sinh là vấn đề bảo mật riêng tư. Vì hầu hết điện thoại có thể chụp ảnh mà không gây ra tiếng động, điều này có thể dấy lên những lo ngại trong môi trường cấp cứu. [nguồn]
4. Đọc sách trong bóng tối có hại cho mắt
Thực tế: Mắt của chúng ta có cấu tạo thông minh để điều tự điều chỉnh với các mức độ sáng khác nhau. Khi bạn đọc sách cho một phòng thiếu ánh sáng, đồng tử của bạn sẽ mở rộng để tiếp nhận nhiều ánh sáng hơn qua thủy tinh thể vào giác mạc.
Đây là một trong những giả thiết y học phổ biến mà chúng ta thường được nghe từ ông bà hoặc cha mẹ. Khi trưởng thành hẳn hầu hết mọi người đều từng trải qua một lần đọc sách trong ánh sáng yếu, hoặc dùng đèn flash đọc sách trong chăn sau khi đã tắt điện. Và hiển nhiên câu chuyện sẽ theo kiểu: “Mắt con sắp cận nặng đến nơi rồi!”
Nghiên cứu đã chỉ ra, mắt của chúng ta có cấu tạo thông minh để điều tự điều chỉnh với các mức độ sáng khác nhau. Khi bạn đọc sách trong một phòng thiếu ánh sáng, đồng tử của bạn sẽ mở rộng để tiếp nhận nhiều ánh sáng hơn qua thủy tinh thể vào giác mạc. Các tế bào giác mạc hình que và hình nón sẽ sử dụng ánh sáng này để cung cấp thông tin cho não về những gì mà bạn thấy được. Trong khi nhiều người thấy rằng căng mắt trong khoảng thời gian dài có thể gây ra đau đầu thì không có nghĩa là điều đó cũng sẽ tổn hại đến mắt bạn.
Một nghiên cứu được thực hiện ở Anh Quốc cho thấy, đối với trẻ em việc vận động ngoài trời là rất có lợi, vì mắt của chúng vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Không có bằng chứng xác thực nào cho thấy việc này có thể gây nguy hại, khác với việc căng mắt ra trong điều kiện thiếu sáng. Điều này cũng có thể áp dụng với trường hợp ngồi lâu trước màn hình TV. [nguồn]
5. Bạn chỉ có thể mắc bệnh uốn ván từ những đồ vật han gỉ như là đinh
Thực tế: Han gỉ là một sản phẩm của quá trình oxy hóa của sắt và không lây truyền bất cứ bệnh gì, kể cả uốn ván. Tuy nhiên, việc khiến bụi bẩn chứa vi khuẩn uốn ván nhiễm vào vết thương của bạn thì chắc chắn có thể gây bệnh. Khi bạn giẫm phải một chiếc đinh gỉ, bụi bẩn dính trên đó có thể tiếp xúc với vết thương và gây bệnh uốn ván, không nhất thiết phải là do chiếc đinh.
Trong hàng thập kỉ, chúng ta luôn được nghe kể rằng những đồ vật bị han gỉ có thể khiến chúng ta mắc bệnh uốn ván. Sự thật là bạn có thể bị uốn ván sau khi tiếp xúc với vi khuẩn uốn ván trong bụi bẩn, đất cát và thậm chí là phân. Thực tế, nghiên cứu đã chỉ ra rằng vi khuẩn đó còn được tìm thấy trong miệng nhiều loài vật. Lời giải thích hợp lý nhất cho giả thuyết đinh gỉ có thể là do chúng cũng tiếp xúc với nhiều nhân tố bên ngoài trong khoảng thời gian dài, đặc biệt khi so sánh chúng với chiếc đinh mới toanh bạn vừa mua về.
Uốn ván không liên quan gì tới đinh hay rỉ sét. Từ trước tới nay, từng có những trường hợp được báo cáo là người ta mắc uốn ván chỉ bởi một vết cho hay mèo cắn, một vết bỏng nóng hay bỏng lạnh và thậm chí đơn giản như ngã vào một bụi hoa hồng. Bất kì thứ gì có thể gây ra vết thương không hời hợt đều có thể gây ra uốn ván, đặc biệt nếu vết thương bị nhiễm khuẩn với bụi bẩn, chất thải hay nước bọt có chứa vi khuẩn uốn ván. [nguồn 1, 2]
6. Cạo râu hoặc lông có thể khiến chúng mọc dày và đen hơn, nhất là với thanh niên
Thực tế: Thời điểm những chàng trai trẻ cạo râu đồng thời với sự biến đổi của hoocmon tự nhiên trong cơ thể họ có thể khiến chúng mọc nhanh hơn. Nó chẳng liên quan gì tới việc loại bỏ chúng đi cả.
Việc cạo râu có vẻ sẽ khiến chúng ta thấy râu mọc dày và nhanh hơn trong một khoảng thời gian ngắn. Đó là bởi vì chúng ta thường quan sát rất kĩ và để ý đến từng thay đổi nhỏ nhất với cơ thể của mình. Râu mới ngắn hơn thường mọc dựng đứng và trông thô ráp nhưng sẽ chỉ trong một thời gian ngắn. Nghiên cứu chỉ ra rằng ban đầu kết quả sẽ là một mớ “lông” lộn xộn
Những nghiên cứu khác cho thấy khi những người đàn ông trẻ tuổi bắt đầu cạo râu, quá trình đó diễn ra khi sự biến đổi hoocmon đang diễn ra trong cơ thể. Bởi vậy, hiển nhiên là râu họ sẽ mọc dày hơn theo thời gian bởi đó là quá trình hết sức tự nhiên. Việc cạo râu thường xuyên chẳng có liên quan gì ở đây cả. [nguồn]
7. Ăn vặt vào buổi tối có thể gây tăng cân
Thực tế: Tổng lượng calo dung nạp và tiêu hao mới ảnh hưởng đến việc giảm cân chứ không phải thời điểm chúng ta tiêu thụ chúng.
Chúng ta đều từng trải qua những khoảng thời gian trong đời mà vào lúc đó, chúng ta dường như không thể xa rời kem và pizza vào buổi tối. Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn vặt sau nửa đêm không là vấn đề, miễn là bạn tiêu hao lượng calo tương đương số bạn đã nạp vào. Mặc dù một nghiên cứu vào năm 2007 đã chỉ ra rằng những người thường ăn hầu hết thức ăn vào buổi đêm có chỉ số trọng lượng lớn hơn những người ăn sớm. Điều này không nhất thiết nghĩa là ăn vặt sẽ làm bạn tăng cân qua đêm. [nguồn]
8. Cung cấp vitamin là rất có lợi
Thực tế: Ngành công nghiệp triệu đô tuyên bố rằng các vitamin tổng hợp có thể vượt xa hơn nhu cầu của chúng ta mỗi ngày nhưng các nghiên cứu lại thể hiện điều ngược lại.
Chúng ta cần vitamin để có thể khỏe mạnh và cơ thể cũng không thể hoàn thành chức năng nếu thiếu đi chúng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là những loại vitamin chúng ta uống hàng ngày sẽ mang lại lợi ích như họ tuyên bố. Hai nghiên cứu quan trọng đã cho thấy những thuốc này thực sự chẳng ảnh hưởng tới cơ thể. Thay vì uống chúng, những gì bạn có thể làm để đảm bảo cơ thể sẽ nạp đủ vitamin cần thiết là duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy lớp vỏ viên thuốc rất cứng, đến nỗi cơ thể sẽ không có đủ thời gian phá hủy và sử dụng những dưỡng chất trong đó. Nhưng nếu bác sĩ khuyên bạn nên uống vitamin, hãy cứ tuân theo. [nguồn 1, 2]
9. Bạn nên chờ nửa tiếng sau khi ăn mới đi bơi
Thực tế: Không có lí do nào đặc biệt để phải không bơi sau khi ăn. Có lẽ những bài tập thể chất cường độ mạnh không phù hợp ngay sau khi vừa ăn xong, nhưng chắc chắn nó không nguy hiểm.
Giả thuyết cho rằng bạn nên chờ ít nhất nửa tiếng sau khi ăn rồi mới đi bơi đã quá quen thuộc và tồn tại cả hàng thế kỉ, nhưng chẳng có bằng chứng khoa học nào chứng minh. Lời giải thích thỏa đáng nhất cho việc tạo dựng và lan truyền phổ biến là việc xuất hiện co thắt dạ dày khi bơi. Nhiều người cho rằng cơn co thắt đó có thể gây chết đuối. Co thắt dạ dày có thể xảy đến với người bơi hay bất kì ai có những hoạt động thể chất. Nó không nhất thiết nghĩa là thứ bạn ăn là thủ phạm.
Một lí do khác để bác bỏ giả thiết này là về thời gian. Liệu thức ăn có tiêu hóa được chính xác trong 29 phút và ngay đến phút 30 thì chúng ta đã an toàn? Trong khi chẳng có lời giải thích hợp lý nào để đồng tình với giả thiết trên. [nguồn]
10. Đồ ăn cay và căng thẳng có thể gây loét dạ dày
Thực tế: Hầu hết loét dạ dày thường do vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra. Chúng cúng có thể bị gây ra bởi những loại thuốc nhất định như kháng sinh hay viên sắt.
Viêm loét, hay còn gọi là loét dạ dày thường là những vết loét hở ngày càng phát triển trong đường thực quản, dạ dày hay khúc đầu của ruột non. Người ta ước lượng rằng hằng năm, hơn 25 triệu người Mỹ mắc loét dạ dày vào cùng một thời điểm trong đời họ. Theo như CDC, có khoảng 500000 đến 850000 ca mới về bệnh loét dạ dày mỗi năm. Trong khi nhiều người đổ lỗi cho thức ăn cay và căng thẳng là thủ phạm, nguyên nhân thực sự là khuẩn
Helicobacter pylori (H.pylori) gây ra viêm nhiễm.
Barry Marshall bị thuyết phục rằng H.pylori là thủ phạm nhưng không ai tin ông. Để chứng minh cho những phát hiện của mình, Marshall ăn một loại canh có trộn vi khuẩn. Vài ngày sau, ông bị loét dạ dày và chữa trị bằng kháng sinh. Với phát hiện này, ông đã được trao giải Nobel năm 2005. [nguồn 1, 2]
Lưu ý: tất cả những thông tin y tế trên dẫn nguồn từ những bài báo uy tín trên internet, không có giá trị như phương thuốc từ bác sĩ. Bạn nên cần sự tư vấn của bác sĩ trong trường hợp của mình.
mind-blowingfacts