“Thổi khói thuốc lá vào hậu môn” đã từng là một phương pháp cứu người!
Bài viết này sẽ đề cập đến một phương pháp chữa bệnh gây sốc và gây xáo trộn ngành y học của thế kỷ 17 – với câu thành ngữ quái đảng “thổi khí vào hậu môn”.
Khi người chồng không có nhiều lựa chọn để cấp cứu vợ mình…
“Blowing Smoke Up Your Ass” là một thành ngữ trong tiếng Anh, thường dùng trong ngữ cảnh bạn sẽ nghe ai đó đáp lại như thế khi bạn vừa nói cho họ nghe những điều họ muốn nghe. Và thường dùng với mục đích khen ngợi ai, tâng bốc ai đó để đạt được một cái gì đó đáp lại. Thật kỳ cục khi cố dịch nó sang tiếng Việt.
Tuy nhiên, ở Anh vào thế kỷ 18, thì “thổi khói thuốc vào mông” không chỉ đơn giản là một câu thành ngữ, nhưng nó đã từng biết tới như một “thủ tục y tế” thật sự. Chúng tôi không đùa đâu!
Theo Gizmodo, một trong những báo cáo sớm nhất về một câu chuyện có thực như vậy đã diễn ra ở Anh vào năm 1746, khi một người phụ nữ bị bất tỉnh sau khi suýt chết đuối.
Chồng cô được cho là đã đưa ra đề nghị thực hiện cách thức thụt khí để khiến vợ mình tỉnh lại, rồi phương pháp này trở nên phổ biến vào thời điểm đó, và được xem như là một giải pháp có thể áp dụng cho các trường hợp đuối nước.
Tiếp tục câu chuyện của cặp vợ chồng kỳ lạ này. Khi thấy mình không còn nhiều lựa chọn, người đàn ông đã lấy một ống hút thuốc lá, nhét nó vào cuống trực tràng của vợ, và thổi vào đó một lượng khói. Nghe điều này vô cùng lạ lùng đối với ngày nay, nhưng việc đó đã được cho là có hiệu quả, hơi nóng của thuốc lá đã khiến người vợ tỉnh táo trở lại. Và câu chuyện này nhanh chóng lan truyền thời kỳ đó, và phương pháp này bắt đầu phát triển từ đó.
Câu hỏi đặt ra là:
Ý tưởng sử dụng thuốc lá như một dạng thuốc bắt đầu từ đâu?
Nói về ý tưởng sử dụng thuốc lá như một loại thuốc trị bệnh, bắt đầu từ những người Mỹ bản địa, họ đã sử dụng thực vật để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau, và họ đã sáng chế ra một loại thuốc xổ sử dụng khói thuốc lá (tobacco enema). Nhà thực vật học, bác sĩ và nhà chiêm tinh học người Anh Nicholas Culpeper đã mượn phương pháp này để điều trị cơn đau ở nước Anh của mình, như một cách để điều trị viêm do đau bụng hoặc thoát vị.
Nhiều năm sau, bác sĩ người Anh Richard Mead là một trong những người đề xướng sớm nhất việc sử dụng thuốc xổ thảo dược như một phương pháp y học được công nhận và giúp phổ biến việc sử dụng nó, tuy chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.
Những dụng cụ “chuyên dụng”
Vào cuối những năm 1700, khói thuốc đã trở thành một thủ tục y tế được áp dụng thường xuyên, chủ yếu được sử dụng để hồi tỉnh những người được cho là gần chết, thường là nạn nhân đuối nước. Trên thực tế, cách thức này rất phổ biến đến nỗi một số tuyến đường thủy chính đã giữ thiết bị, bao gồm ống thổi và ống dẻo, để đề phòng trong trường hợp khẩn cấp như vậy.
Khói thuốc lá được cho là làm tăng nhịp tim của nạn nhân và kích thích các chức năng hô hấp, cũng như làm khô bên trong của phần bị úng nước, khiến phương pháp thông qua đường sinh nở này được ưa thích hơn là hít khí trực tiếp vào phổi qua miệng.
Trước khi được cải thiên để trở thành một “thiết bị y tế” chính thức, những dụng cụ thụt khói thuốc lá sử dụng những ống hút thuốc tiêu chuẩn.
Nhưng đó là một giải pháp không thực tế, vì cuống của ống ngắn hơn nhiều so với những ống thổi được cải tiến sau này, làm cho phát sinh sự lây lan của các bệnh như dịch tả và người thổi vô tình hít phải các chất độc của khoang hậu môn của bệnh nhân, một khả năng đáng tiếc nhưng lại phổ biến.
Phát triển thoái trào
Cùng với sự phát triển đến phổ biến của phương pháp thổi khói thuốc lá, ác bác sĩ Luân Đôn William Hawes và Thomas Cogan đã cùng nhau thành lập Tổ chức cứu trợ tức thời cho những người thực sự đã chết vì đuối nước vào năm 1774.
Nhóm này sau đó được đặt tên đơn giản hơn là Hội Nhân đạo Hoàng gia , một tổ chức từ thiện chuyên trao giải thưởng cho các hành động dũng cảm trong việc cứu sống con người phục hồi sự sống bằng cách hồi sức và hiện được tài trợ bởi Nữ hoàng Anh.
Việc trao giải thưởng cho công dân cứu người đã trở thành một dấu ấn của xã hội kể từ khi tổ chức này được thành lập. Trước đó, bất cứ ai biết làm sống lại một nạn nhân bị đuối nước đều được trao bốn guineas , tương đương với khoảng 160 đô la ngày nay.
Khói thuốc, tất nhiên, không còn được sử dụng ngày nay. Tuy nhiên, phương pháp thổi khói thuốc này có tác dụng tốt trong thế kỷ 18 và việc sử dụng nó thậm chí còn lan rộng để điều trị các bệnh khác như thương hàn, đau đầu và co thắt dạ dày.
Nhưng với phát hiện năm 1811, thuốc lá thực sự độc hại đối với hệ thống tim, và sự phổ biến của việc thực hành phương pháp “kỳ quặc” này giảm nhanh chóng từ đó.
Nguồn: allthatsinteresting