Những chiếc máy tập gym đầu tiên trên thế giới trông thế nào?
Tiến sĩ Gustav Zander, ở Stockholm, vào khoảng năm 1857 đã nỗ lực thiết kế những phương tiện cơ học trong việc trị liệu. Nổ lực này của ông trở thành cảm hứng và nền tảng cho những chiếc máy tập gym này ngay.
Có một sự thật cần nhìn nhận rằng: con người càng ít vận động hơn trong một thế giới ngày càng hiện đại hơn. Chính vì thế, mục tiêu ban đầu của những chiếc máy được thiết kế bởi tiến sĩ Zander chỉ để trị liệu cho những ai có “vấn đề”, thì ngày nay nó trở thành thứ phổ biến trong từng gia đình.
Những người có vấn đề về chấn thương cần luyện tập để phục hồi mới thực sự là đối tượng sử dụng những thiết bị này. Zander đã sử dụng kiến thức vật lý cơ bản về đòn bẩy và điều khiển lực thông qua độ dài cánh tay đòn. Tùy vào sự tiến triển của người gặp chấn thương mà thay đổi chiều dài cánh tay đòn này. Zander thậm chí đã sáng tạo nên gần một trăm loại thiết bị tập khác nhau.
Tiến sĩ Zander đã khởi xây học viện chăm sóc sức khỏe đầu tiên của mình ở Stockholm vào năm 1865 và trở nên dần nổi tiếng quốc tế bằng việc trưng bày các thiết bị do ông sáng tạo. Ông đã từng triển lãm chúng tại Brussels và Philadelphia vào năm 1876.
Tiến sĩ Zander đã phát hành cuốn sách của mình có tên là Dr. G. Zander’s medico-mechanische Gymnastik vào năm 1892. Từ đó tên tuổi của ông đã lan ra toàn Châu Âu. Vào những năm 1880, Tiến sĩ Zander đến New York để thành lập một “phòng gym” gần Công viên Trung tâm. “Phòng gym” là cách gọi bây giờ, còn hồi đó họ xem như một Viện trị liệu.
Tiến sĩ Zander qua đời tại Stockholm vào năm 1920. Thế chiến thế giới những năm sau đó đã khiến cho những sáng tạo của ông bị lờ đi. Tuy nhiên, phải công nhận rằng những sáng tạo của ông rất xứng đáng được quan tâm và nhắc lại.
Mời bạn xem qua thêm một vài chiếc máy tập gym độc đáo khác cách đây hơn 100 năm.
Nhìn chung những thiết bị thời bấy giờ có phong cách thiết kế mang tính “cơ khí” với những bánh răng, bánh xe, cần điều khiển, lò xo kim loại, thiết bị có đế nặng và dày…
Ngày nay người ta phân biệt rõ ràng hai phương pháp: Một là tập gym và hai là điều trị chấn thương chỉnh hình.
Ảnh trong bài viết được rarehistoricalphotos lấy nguồn từ Tekniska Museet/ Bảo tàng Khoa học và Công nghệ Quốc gia Thụy Điển).