Dự báo sự suy giảm dân số thế giới vào cuối thế kỉ này
Một sự kiện như mang tính xác định cho thế kỷ 21 – một trong những sự kiện đã định rõ trong lịch sử loài người – ước tính sẽ xảy ra trong ba thập kỷ tới – đó là việc dân số toàn cầu bắt đầu suy giảm. Sự suy giảm đó một khi đã bắt đầu sẽ không có kết thúc. Chúng ta không phải đối mặt với thách thức của sự bùng nổ dân số – thứ thường được cho là khủng khiếp không thể kìm hãm nổi, nhưng là sự giảm sút dân số – một sự chọn lọc không ngừng, từ thế hệ này sang thế hệ sau của loài người. Và điều như vậy thì chưa từng xảy ra trước đây.
Bạn thấy tin này quá sốc?
Cũng dễ hiểu thôi. Liên Hợp Quốc dự báo dân số của chúng ta sẽ tăng từ 7 tỷ lên 11 tỷ trong thế kỷ này trước khi chững lại sau năm 2100. Nhưng ngày càng có nhiều nhà nhân khẩu học trên khắp thế giới tin rằng ước tính của Liên Hợp Quốc là quá cao.
Nhiều khả năng, họ nói, dân số hành tinh này sẽ chạm mức khoảng 9 tỷ vào khoảng giữa năm 2040 và 2060 và sau đó bắt đầu giảm. Đến cuối thế kỷ này, chúng ta có thể sẽ trở lại đúng với tình hình dân số hiện tại và ngày càng tăng ít hơn.
Một khi người phụ nữ được hòa nhập hơn trong xã hội, có được sự giáo dục và sự nghiệp cho riêng mình, cô ấy cũng dần hòa nhập với cộng đồng và phần gia đình sẽ nhỏ đi. Một đi không trở lại.
Dân số đã giảm ở khoảng hai mươi quốc gia trên khắp thế giới; đến năm 2050, con số đó sẽ tăng lên ba mươi. Hàng năm, một số quốc gia giàu có nhất trên thế giới vẫn khiến nhiều người phải kinh ngạc như Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Ý cùng phần lớn các nước Đông Âu. “Chúng tôi như thể một quốc gia đang hấp hối vậy”, Beatrice Lorenzin, bộ trưởng y tế của Ý lên tiếng đầy tuyệt vọng trong một bài phát biểu năm 2015.
Nhưng đó không phải là một tin lớn. Tin lớn là các quốc gia đang phát triển mạnh nhất cũng sẽ giảm tăng trưởng khi tỷ lệ sinh của họ giảm xuống. Trung Quốc sẽ bắt đầu suy giảm dân số trong một vài năm tới. Đến giữa thế kỷ này, Brazil và Indonesia cũng tương tự. Ngay cả Ấn Độ, nơi sớm trở thành quốc gia đông dân nhất trên trái đất, cũng cho thấy số lượng dân sẽ ổn định trong khoảng một thế hệ và sau đó bắt đầu suy giảm. Dù rằng tỷ lệ sinh vẫn ở mức cao ngất ở châu Phi, là vùng cận Sahara và một vài lãnh thổ Trung Đông. Thế nhưng, ở đây, mọi thứ đang thay đổi khi phụ nữ trẻ được tiếp cận với giáo dục và kiểm soát việc sinh nở. Châu Phi có khả năng sẽ chấm dứt sự bùng nổ dân số không kiểm soát của mình sớm hơn nhiều so với những gì các nhà nhân khẩu học của UN nghĩ.
Tại sao dự đoán của UN lại có vẻ sẽ sai?
Theo Wolfgang Lutz, thuộc Đại học Kinh tế và Kinh doanh Vienna, lý do đơn giản là giáo dục. “Bộ não là cơ quan có khả năng tái sinh quan trọng nhất”, anh khẳng định. Một khi người phụ nữ nhận đủ thông tin và quyền tự chủ để đưa ra lựa chọn sáng suốt và tự định hướng về khi nào nên có con và có bao nhiêu con, cô ấy chắc chắn sẽ muốn có ít hơn và có con muộn hơn. Một khi người phụ nữ được hòa nhập hơn trong xã hội, có được sự giáo dục và sự nghiệp cho riêng mình, cô ấy cũng dần hòa nhập với cộng đồng và phần gia đình sẽ nhỏ đi.”, anh giải thích. Lutz và các cộng sự tại Viện Quốc Tế Về Phân Tích Hệ Thống Ứng Dụng ở Áo (IIASA) tin rằng giáo dục tiến bộ ở các quốc gia đang phát triển, cũng là hệ quả của gia tăng đô thị hóa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình dân số trong tương lai chứ không dựa vào tiên đoán của UN. Dựa vào các yếu tố đó, IIASA dự đoán dân số sẽ ổn định ở mức trung bình vào giữa thế kỉ, sau đó là sự suy giảm. Lutz tin rằng dân số loài người sẽ sụt giảm vào đầu năm 2060.
Những dự đoán như vậy thường không đơn giản bởi một cá nhân. Jørgen Randers là một học giả người Na Uy, đồng tác giả cuốn sách Giới hạn tăng trưởng, dự đoán rằng dân số toàn cầu sẽ đạt mức không bền vững vào năm 2100. Nhưng kể từ khi xuất bản cuốn sách, ông đã thay đổi quyết định. “Dân số thế giới sẽ không bao giờ đạt tới 9 tỷ người”, giờ đây ông tin như vậy. “Sẽ đạt đỉnh 8 tỷ vào năm 2040 và sau đó giảm dần”. Ông tin rằng đó là do sự sụt giảm bất ngờ số lượng phụ nữ chuyển đến khu ổ chuột ở đô thị ở các nước đang phát triển.” Và khi trong một khu ổ chuột đô thị, một gia đình đông đúc cũng chẳng có ý nghĩa gì.
Tờ “Kinh tế” cũng hoài nghi về ước tính của Liên Hợp Quốc: Các dự đoán trước đây, theo quan sát trong một phân tích năm 2014, đã không dự báo được sự sụt giảm đáng kể về khả năng sinh sản ở Bangladesh hoặc Iran kể từ năm 1980 (ở cả hai quốc gia, từ khoảng sáu trẻ em trên một phụ nữ xuống còn hai trên thực tế). Hiện tại, châu Phi là tiêu điểm của sự gia tăng dân số mới và các tác giả cho rằng tỷ lệ sinh sẽ tiếp tục giảm chậm hơn ở đó so với ở châu Á và châu Mỹ Latinh. Nhưng không ai có thể chắc chắn về điều này.
Một cách để bắt đầu tiếp cận vấn đề này là xem xét những thay đổi về cách chúng ta đánh giá xu hướng dân số.
Mô hình chuyển đổi nhân khẩu học được phát triển lần đầu tiên vào năm 1929 đã chỉ ra bốn giai đoạn. Giai đoạn bốn, giai đoạn cuối cùng, đã đề ra hình dung của một thế giới trong đó tuổi thọ trung bình cao và tỷ lệ sinh thấp, khoảng mức cần thiết để duy trì dân số: 2,1 trẻ / mẹ (một mẹ, một cha / mẹ và thêm 0,1 cho số trẻ em chết trong giai đoạn sơ sinh và phụ nữ chết trước tuổi sinh đẻ). Nhưng hóa ra, có một giai đoạn thứ năm: trong đó tuổi thọ tiếp tục tăng chậm, ngay cả khi tỷ lệ sinh tiếp tục giảm dưới mức thay thế, cuối cùng dẫn đến dân số giảm. Và toàn bộ thế giới đang phát triển này là trong giai đoạn năm.
Vào những năm 1970, tỷ lệ sinh đã bắt đầu giảm xuống dưới 2,1 ở những nền kinh tế tiên tiến nhất và cũng bắt đầu giảm ở các nước đang phát triển, một hiện tượng được mô tả là “một trong những thay đổi đáng kinh ngạc nhất trong lịch sử”. Chỉ là chúng ta biết điều này dường như quá muộn vì đáng nhẽ ra ra nó chẳng có gì bất ngờ cả. Xã hội càng đô thị hóa và phụ nữ càng kiểm soát bản thân hơn, họ càng lựa chọn có ít em bé. Ngày nay, ở hầu hết các quốc gia phương Tây, như Hoa Kỳ (tỷ lệ sinh: 1.9) và Canada (tỷ lệ sinh: 1.6), 80% dân số sống ở các thành phố và phụ nữ tự kiểm soát việc sinh sản của mình.
Hãy coi Tây Ban Nha làm ví dụ. Đế quốc khổng lồ trước đây giờ chắc chắn đang trong giai đoạn thứ năm của tăng trưởng dân số. Quốc gia này có tỷ lệ sinh rất thấp – 1,3 trẻ trên mỗi phụ nữ, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ thay thế. Họ cũng có tuổi thọ rất cao: 82,5 năm, cao thứ tư trên thế giới (sau Nhật Bản, Iceland và Thụy Sĩ). Nhưng ngay cả với tất cả những người già đó, dân số Tây Ban Nha vẫn bắt đầu giảm vào năm 2012, bởi ở một số vùng, cứ mỗi đứa trẻ được sinh ra lại có 2 người chết. Cho đến nay, sự sụt giảm diễn ra dần dần, cướp đi 400.000 người từ 46,8 triệu dân năm 2011. Nhưng xu hướng có vẻ còn sắp tăng nhanh hơn nữa. Madrid ước tính rằng một triệu người sẽ biến mất khỏi đất nước trong vòng một thập kỷ tới và 5,6 triệu vào năm 2080. Chính phủ rất mong muốn đảo ngược hoặc ít nhất là làm chậm xu hướng này đến nỗi họ đã bổ nhiệm một “ông quan tình dục” với nhiệm vụ phát triển những chính sách quốc gia để giải quyết sự bất ổn dân số này của Tây Ban Nha.
Hầu hết các nước châu Âu, đặc biệt là những nước hạn chế nhập cư đều giống như Tây Ban Nha. Nhưng không chỉ riêng châu Âu, dân số Nhật Bản dự kiến sẽ giảm 25% trong 35 năm tới, đưa dân số từ 127 triệu xuống còn 95 triệu. Những con số tương tự đối với Hàn Quốc và Singapore, quốc gia châu Á phát triển mạnh mẽ khác.
Nhưng khả năng sinh sản suy giảm không phải chỉ xảy ra duy nhất với các nước phát triển. Đô thị hóa và trao quyền cho phụ nữ đã phổ biến toàn cầu. Chúng ta biết rằng Trung Quốc và Ấn Độ đang ở mức hoặc thấp hơn tỷ lệ thay thế 2.1. Nhưng các nước đang phát triển khác cũng vậy: Brazil (1.8), Mexico (2.3), Malaysia (2.1), Thái Lan (1.5). Tỷ lệ sinh vẫn rất cao ở Châu Phi (Nigeria: 7.4; Malawi: 4.9; Ghana: 4.2) và một phần của Trung Đông (Afghanistan: 5.3; Iraq 4.6; Ai Cập: 3.4). Nhưng các quốc gia có mức sinh cao này có chung một điểm với các quốc gia có mức sinh thấp: Ở mọi nơi, hầu như không có ngoại lệ, tỷ lệ sinh đang giảm, không nơi nào là tăng lên.
Chúng ta biết rằng đô thị hóa làm thay đổi những tính toán về kinh tế với việc có con và dẫn đến việc trao quyền cho phụ nữ qua giáo dục. Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng các yếu tố khác cũng đang tham gia vào. Một trong số đó là sự giảm khả năng ảnh hưởng từ người thân. Nếu bạn sống trong một xã hội nông thôn kém phát triển hơn, môi trường xã hội của bạn rất có thể chỉ xoay quanh gia đình, trong đó những người lớn tuổi không ngừng giục giã bạn kết hôn và sinh con. Nhưng khi xã hội ngày càng hiện đại với môi trường đô thị, bạn bè và đồng nghiệp thay thế anh chị em, cha mẹ, chú bác và cô dì. “Thay đổi này là yếu tố quan trọng trong việc giảm tỷ lệ sinh”, nhà tâm lý học Ilan Shrira, thuộc Đại học Chicago Loyola viết, “vì các thành viên trong gia đình khuyến khích nhau sinh con, trong khi những người không phải là họ hàng thường không làm như vậy.”
Một yếu tố khác là sự suy giảm của tôn giáo ở hầu hết các nơi trên thế giới. Không cần bàn cãi, chắc chắn các cộng đồng người bị ảnh hưởng đáng kể bởi tôn giáo với các quyết định cá nhân có tỷ lệ sinh cao hơn các cộng đồng với chịu ít ảnh hưởng tôn giáo. Ba cuộc thăm dò của WIN / Gallup, được thực hiện vào năm 2008, 2009 và 2015, đã hỏi những người được hỏi liệu họ có cảm thấy mình sùng đạo hay không. Ở Ma-lai-xi-a và Nê-pan – mà như chúng ta đã thấy, có tỷ lệ sinh cao nhất thế giới – 99 phần trăm những người được hỏi đã trả lời là có. Chỉ 39 phần trăm nói có ở Tây Ban Nha, nơi hiện được coi là một trong những quốc gia ít tôn giáo nhất trên thế giới. (Mối tương quan thú vị: Các xã hội nơi quyền lực của Giáo hội Công giáo nhanh chóng sụp đổ, như Tây Ban Nha, Quebec và Ireland, có xu hướng đi từ mức sinh tương đối cao đến tương đối thấp đặc biệt nhanh chóng.)
Một ví dụ khác kết hợp tất cả các yếu tố này lại với nhau có thể thấy ở Philippines. Khi Philippines đô thị hóa, quyền của phụ nữ trong xã hội Philippines ngày càng lớn mạnh. Năm 1965, tỷ lệ sinh của Philippines là 7. Ngày nay, tỉ lệ đó là 3 và còn giảm với tốc độ khoảng một nửa em bé cứ sau năm năm. Nửa em bé sau năm năm đều đặn! Dân số Philippines dự kiến sẽ tăng từ mức hiện tại là 101 triệu lên tới 142 triệu vào năm 2045 và sau đó có thể sẽ bắt đầu giảm. Câu chuyện này được lặp lại trên toàn thế giới.
Bạn có thể nghĩ rằng đây sẽ là điều đáng tán dương? Lá phôỉ của hành tinh này chắc chắn sẽ dễ thở hơn nếu không có sự chen chúc của hàng tỷ người. Nạn đói và nghèo khổ chắc chắn sẽ dần qua với ít miệng ăn hơn và ít gia đình hơn. Bạn sẽ đúng nhưng chỉ một phần. Tác động kinh tế và địa chính trị sẽ trở nên phức tạp hơn rất nhiều.
Dân số suy giảm không phải là một điều tốt hay xấu, mà là một vấn đề lớn. Một đứa trẻ được sinh ra hôm nay sẽ đến tuổi trung niên trong một thế giới trong đó điều kiện và kỳ vọng rất khác với chúng ta. Nó sẽ thấy hành tinh với nhiều đô thị hơn, ít tội phạm hơn, lành mạnh hơn với môi trường nhưng với nhiều người già hơn. Sẽ không gặp khó khăn trong việc tìm kiếm một công việc, nhưng có thể phải vật lộn kiếm tiền để trả tiền chăm sóc sức khỏe và lương hưu cho tất cả những người cao tuổi ăn trực tiếp vào lương của nó. Sẽ chẳng có nhiều trường học vì cũng chẳng có nhiều trẻ em.
Một khi có một hoặc hai con trở thành chuẩn mực, nó vẫn tiếp tục là chuẩn mực.
Sự suy giảm dân số sẽ định hình bản chất của chiến tranh và hòa bình trong những thập kỷ tới khi một số quốc gia vật lộn với sự sụp đổ của xã hội đang bị thu hẹp, già hóa của họ trong khi những quốc gia khác vẫn có thể tự duy trì. Những thách thức địa chính trị xác định trong những thập kỷ tới có thể liên quan đến việc chấp nhận một Trung Quốc đang giận dữ, sợ hãi khi nước này phải đối mặt với hậu quả của chính sách một con thảm khốc.
Một số người lo ngại sự suy tàn dân số đang ủng hộ các chính sách của chính phủ nhằm tăng số lượng con của các cặp vợ chồng. Nhưng bằng chứng cho thấy điều này là vô ích. “Cái bẫy khả năng sinh thấp” chắc chắn sẽ vẫn ở đó, vì một khi có một hoặc hai con trở thành chuẩn mực, nó vẫn mãi là chuẩn mực. Các cặp vợ chồng không còn coi việc có con là nghĩa vụ mà họ phải thực hiện để thỏa mãn kì vọng từ gia đình hoặc thượng đế của họ. Thay vào đó, họ chọn nuôi dạy một đứa trẻ như một hành động thỏa mãn cá nhân và chẳng ngần ngại thực hiện nó.
Loài người đã bị thảm sát trong quá khứ bởi nạn đói hoặc bệnh dịch hạch. Lần này, chúng tôi đang tự diệt vong; chúng ta đang lựa chọn để trở nên suy giảm. Sự lựa chọn của chúng ta có là vĩnh viễn? Câu trả lời dường như là có. Mặc dù các chính phủ có thể tăng số lượng trẻ em mà các cặp vợ chồng sẵn sàng có thông qua các khoản thanh toán chăm sóc trẻ em hào phóng và các hỗ trợ khác, nhưng họ chưa bao giờ có thể mang khả năng sinh sản lên đến mức thay thế, trung bình, 2,1 trẻ em trên mỗi phụ nữ để duy trì dân số. Bên cạnh đó, các chương trình như vậy là vô cùng tốn kém và có xu hướng bị cắt giảm trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Và có thể cho rằng một chính phủ là phi đạo đức khi cố gắng thuyết phục một cặp vợ chồng có một đứa con mà nếu không họ sẽ không có trợ cấp nào.
Khi chúng ta sống trong một thế giới ngày càng nhỏ hơn, liệu chúng ta sẽ ăn mừng hay thương tiếc những con số đang giảm dần? Chúng ta sẽ đấu tranh để bảo tồn sự tăng trưởng hay chấp nhận với một thế giới mà mọi người vừa phát triển vừa phấn đấu ít hơn? Chúng ta không biết. Nhưng nó có thể một nhà thơ sẽ quan sát và thấy rằng, lần đầu tiên trong lịch sử của chủng tộc chúng ta, nhân loại cảm thấy già cỗi.
Tác giả: Darrell Bricker and John Ibbitson – Đăng trên medium – dịch bởi Quỳnh Chi – ramaXem