Đám đông thường hay vô dụng trong cơn khủng hoảng
Người ta thường nói đoàn kết là sức mạnh. Nhưng có lẽ cũng nên định nghĩa lại sự đoàn kết này trong một số giới hạn nhất định.
Có nên trao quyền cho đám đông?
Có hoặc không chỉ là một câu trả lời tương đối. Nhưng đa phần các trường hợp, người ta sẽ nhận ra là “không nên” hay “phải chi đừng…”.
Trong lịch sử của con người, trao quyền cho đám đông ít khi nào dẫn đến một kết quả tốt đẹp. Nếu không muốn nói là họ thường thống nhất với nhau để đưa ra một quyết định hoặc một hành động cực kỳ ngu xuẩn.
Cũng có thể kinh nghiệm điều này nếu bạn trải nghiệm thị trường tài chính. Đám đông phản ánh xu hướng tham lam và sợ hãi trong hành vi giá. Và sự thái quá đó khó hiểu đến nỗi, thiên tài Newton cũng phải thốt lên. “Tôi có thể đo lường sự chuyển động của các vì sao, nhưng lại không thể hiểu nỗi sự điên rồ của con người”.
Ngay cả trong những câu chuyện cổ xưa được kể lại. Toàn bộ nhân loại đã thống nhất đưa ra quyết định xây một toàn nhà cao đến tận trời để bày tỏ sự kiêu ngạo thành quả trí khôn ngoan của mình. Lúc đó Thượng Đế đã phá đổ tất cả khiến cho nhiều ngôn ngữ khác nhau giữa họ.
Chúng ta sẽ còn lắng nghe những câu chuyện về sự ngu xuẩn của đám đông tương tự thế (hoặc khủng khiếp hơn thế) trong xã hội ngày nay. Một khi trao cho đám đông quyền tự do để phán xét, họ sẽ luôn có xu hướng thể hiện những “bản chất thầm kín” hoặc “những sai lầm khủng khiếp”.
Thế nên, đoàn kết có thể có lợi. Nhưng không phải lúc nào điều này cũng đúng. Nhất là khi toàn cộng đồng hay xã hội đối diện với khủng hoảng, thì đám đông thường trở nên vô dụng hơn bao giờ hết, nếu không muốn nói là cản trở cho sự phát triển đáng lý ra là đã được thực hiện sớm hơn.
Một thí nghiệm xã hội đã được thực hiện để chứng minh sự vô dụng của đám đông
Theo một báo cáo của The Royal Society Publishing công bố vào cuối tháng 5 năm 2020. Báo cáo nói về “Phản ứng và hành vi của đám đông trong một tình thế nguy hiểm”. Họ đã thực hiện như sau:
- 2.480 tình nguyện viên, trong đó bao gồm các nhà nghiên cứu, các cá nhân,… và được chia thành 108 nhóm với nhiều quy mô khác nhau.
- Nhiệm vụ của họ rất đơn giản: quyết định khi nào cần sơ tán trong một tình thế thảm họa
- Vấn đề là, chỉ một người duy nhất trong mỗi nhóm biết được mức độ thật sự của tình thế. Và những người còn lại phải cố hiểu chuyện gì đang xảy ra bằng cách trò chuyện với những người xung quanh họ.
Kết quả là trong số họ bắt đầu xuất hiện nhiều tin đồn khác nhau trái với tình cảnh thực sự. Đám đông đối diện với những điều không chắc chắn. Và họ đã có xu hướng dễ chấp nhận và nắm bắt những tin tức mang tính trấn an, trong khi lạnh nhạt với những ý kiến tiêu cực.
Cứ như thế, một quyết định sơ tán cần thiết đã không được thực hiện rốt ráo. Thay vào đó, họ tự thuyết phục mình ở trong vùng nguy hiểm.
Tác giả viết:
Theo một cách nào đó, giao tiếp giữa các cá nhân đã làm giảm đi sự nguy hại thực tế, để đổi lại sự yên tâm của tập thể.
Mặc dù kết quả của thí nghiệm không thể chuyển trực tiếp sang thế giới thực. Nhưng bằng chứng được trình bày ở đây cho thấy rằng. Sự giao tiếp giữa các cá nhân có thể khiến con người gặp rủi ro khi đối mặt với mối nguy hiểm tập thể.
Một phần lý do của kết quả thí nghiệm này được cho là có liên quan đến tin giả. Đôi khi sự thật không đến được với tất cả mọi người. Khi thiếu thông tin, người ta bắt đầu lấp đầy chỗ thiếu đó bằng “tưởng tượng” hoặc “tin đồn” của họ.
Nếu nhữg “tin đồn” như thế là tin tích cực, họ có xu hướng tin vào điều đó. Trong suốt quá trình nghiên cứu, các thông điệp an toàn thường lấn át các thông điệp cảnh báo. Ngay cả khi các thông điệp an toàn đó hoàn toàn sai sự thật.
Như những quy luật tâm lý đám đông muôn đời nay vẫn thế
Đám đông chỉ tin những điều họ muốn tin
Người ta sẽ lầm lần khi cho rằng, càng đông thì càng khách quan. Nhưng thực tế, sự chủ quan sẽ hằng sâu hơn khi đưa cho đám đông càng đông quyết định.
Đám đông sẽ có xu hướng tin những điều họ muốn tin. Và dẫu cho có bao nhiêu bằng chứng hay lập luận, xu hướng đó vẫn khó thay đổi được. Những người làm chủ được đám đông, hay “điều hướng” được đám đông là người có khả năng biết đám đông thích nghe gì, thích hưởng gì.
Đám đông ảnh hưởng mạnh mẽ đến cá nhân
Trong thời kỳ khủng hoảng, các nhà tâm lý học đã phát hiện ra rằng. Mọi người ít có khả năng hành động trong trường hợp khẩn cẩp nếu có những người khác xung quanh họ.
Thậm chí ngay cả khi, đã có những người có thể chấp nhận một mối đe dọa là có thật. Nhưng họ cảm thấy quá tuyệt vọng để làm một điều gì đó. Hay có thể hiểu, đám đông vô tình gây nên một sự “trì trệ” với quyết định của họ, khiến họ thiếu quyết đoán.
Đám đông thường phản ứng rất thái quá
Có thể nhận thấy điều này trong những mô hình bong bóng tài chính. Bạn có thể nhìn thấy giá hoa tu-líp tương đương với cả một gia tài. Hoặc sự tăng giá điên rồ của những đồng tiền điện tử không có mấy giá trị thực tế. Hoặc sự kiện gần đây, khi giá dầu về mức âm thật là một điều khó ai tưởng tượng ra.
Sự thái quá của đám đông dù đó là tin tốt hay tin xấu đều không ổn. Đôi khi nó làm méo mó đi cái nhìn xác đáng cho vấn đề. Và dẫn đến những hành vi không cần thiết hoặc nguy hiểm.
Bài viết có tham khảo những nguồn sau:
- https://listverse.com/2020/08/12/top-10-strange-facts-about-crowds/
- https://www.sciencealert.com/large-groups-of-humans-are-hopeless-during-a-crisis-even-when-the-emergency-is-simulated
- https://royalsocietypublishing.org/doi/10.1098/rspa.2019.0685