Những bí ẩn chưa được giải quyết trong đại dịch COVID-19
Đại dịch Covid-19 vẫn còn ẩn chứa rất nhiều bí ẩn mà đến nay chúng ta vẫn chưa giải thích được. Trong cuộc chiến này, chiến thắng sẽ mau chóng hơn nếu tất cả những mâu thẫn và thắc mắc sau được hiểu cho thấu đáo.
Tại sao những người trẻ tuổi, khỏe mạnh cũng chết?
Một trong những điều kỳ quặc mà đại dịch này đem lại, đó là virus này không trừ một ai cả. Ban đầu, người ta đã nghĩ rằng, chỉ có những người già mới đáng lo ngại, nhưng thực ra chính những người trẻ tuổi với sức đề kháng khỏe mạnh cũng đã tử vong vì vuris này.
Đó là điều mà chúng ta chưa hoàn toàn hiểu được. Theo hiểu biết hiện tại của chúng ta về đại dịch, những người trẻ hơn chậm có những biểu hiện triệu chứng nghiêm trọng hơn. Và trong thời gian đó, họ vô tình để virus lây lan mà không hề hay biết.
Đây là một câu hỏi lớn về cách thức virus ảnh hưởng đến những người khác nhau theo nhiều cách khác nhau. Và việc trả lời nó là rất quan trọng để ngăn chặn sự bùng phát trong tương lai.
Con người có thể đã lây nhiễm cho động vật?
Một số hoài nghi đã dấy lên ngay lúc đại dịch bắt đầu, cho rằng virus corona đến từ động vật. Rồi sau đó người ta tranh cãi cụ thể là loài động vật nào: tê tê, dơi hay gia cầm…
Tuy nhiên, những phát hiện bất ngờ mới gần đây lại cho thấy virus này truyền từ người sang động vật. Trong số các động vật hoang dã, một con hổ tại Sở thú Bronx gần đây đã được chẩn đoán là chủng Covid-19, cùng với một số loài khác bắt đầu cho thấy các triệu chứng tương tự.
Mặc dù nó hầu như không phải là trường hợp duy nhất thuộc loại này, nhưng tất cả các trường hợp lây truyền từ người sang động vật khác đều liên quan đến vật nuôi trong nhà. Còn trên đây là trường hợp đầu tiên của chủng SARS Cov-2 lây nhiễm cho động vật hoang dã và không ai biết chắc chắn như thế nào. [dẫn nguồn]
Dự đoán tốt nhất của chúng ta là nó đến từ một trong những nhân viên vườn thú bị nhiễm bệnh mà không có bất kỳ triệu chứng nào.
Chúng ta vẫn chưa hiểu hết về khía cạnh sinh vật học Virus Corona
Khi đại dịch bung phát, rất nhiều chuyên gia và các viện nghiên cứu cố gắng tìm hiểu cách thức hoạt động của Virus. Tuy nhiên, càng tìm hiểu, người ta càng nhận ra chủng SARS Cov-2 khó hiểu hơn nhiều so với chúng ta tưởng tượng.
Trung tâm của vấn đề nằm ở câu hỏi lớn về cấu trúc sinh học cơ bản của virus. Mặc dù chúng ta biết rằng nó có hình dạng giống như một quả bóng gai nhọn với những chiếc gai có thể đột nhập vào mô sống. Nhưng chính xác làm thế nào mà nó chuyển thành tỷ lệ lây lan cao một cách phi thực tế vẫn còn là một bí ẩn.
Nhiều loại virus tương đối vô hại khác, bao gồm cả các chủng coronavirus khác, cũng có khả năng làm điều đó. Chúng ta đơn giản là không biết điều gì khiến họ coronavirus SARS trở nên nguy hiểm với con người, hay cách thức nó ảnh hưởng đến con người.
Sự biến đổi của nó trong con người vẫn chưa được hiểu rõ
Nếu chúng ta hiểu rõ cách nó biến đổi trong cơ thể thế nào, có thể đại dịch đã không tồi tệ như hiện nay.
Tuy nhiên, loại virus này dường như biết rất rõ chúng cần phải làm gì một cách nhanh chóng để lây nhiễm và phá hủy cơ thể, mà không cần mất quá nhiều thời gian biến đổi.
Nói vậy không phải là nó hoàn toàn không đột biến (chẳng qua do chúng ta chưa hiểu hết mà thôi). Nhưng những nghiên cứu cho đến nay, đều cho thấy chủng SAR Cov-2 không cần phải tự thay đổi bản thân nó để lây nhiễm nhiều hơn, vì hiện nó đã có thể dễ dàng làm điều đó.
Xét nghiệm âm tính, rồi sau lại dương tính
Trong lúc đội ngũ y tế phải vật lộn chiến đấu từng ngày để thực hiện xét nghiệm và chữa khỏi bệnh, thì thêm một vấn đề mới xuất hiện. Nhiều người hoàn toàn âm tính ở lần xét nghiệm đầu, nhưng sau đó lại dương tính. Điều đó dấy lên mối nghi ngờ về phương pháp xét nghiệm hiện nay.
Đúng là virus có thể không hoạt động trong một thời gian trước khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào, vì vậy, WHO yêu cầu tất cả các bệnh nhân hồi phục nên kiểm tra âm tính với virus hai lần, với khoảng thời gian ít nhất là 24 giờ giữa các lần kiểm tra.
Lại cũng có một số bệnh nhân đã phục hồi, nhưng rồi dương tính trở lại. Khiến người ta lo ngại về khả năng, con virus này có thể tự hủy kích hoạt rồi tự kích hoạt trở lại bên trong cơ thể người. Và nếu điều này là chắc chắn, thì khái niệm “phục hồi” hiện nay chẳng mấy ý nghĩa. [dẫn nguồn]
Có những người nhiễm không biểu hiện bất cứ triệu chứng gì
Đã có rất nhiều ghi nhận tại các quốc gia về những ca dương tính nhưng không hề biểu hiện bất cứ triệu chứng nào bất thường. Điều này hết sức kỳ lạ.
Đáng nguy hiểm hơn, là chúng ta không thể biết được có bao nhiêu trường hợp ngoại lệ như thế đã di chuyển khắp nơi trên thế giới. Chúng ta chỉ có thể có sự cảnh giác nhất định nếu xuất hiện các biểu hiện như ho, sốt…
Đằng này, nếu số lượng người nhiễm mà không mang triệu chứng gì, thì chính họ vô tình trở thành nguồn lây nhiễm nhanh chóng hơn cho virus. [dẫn nguồn]
Trẻ em lại rất giỏi chống chọi với “Cô Vi”
Cho đến hiện nay, số ca tử vong của trẻ em không mấy đáng kể so với những lứa tuổi khác.
Đây thật sự là một đáng mừng, nhưng lại là điều đáng mừng không thể hiểu nỗi. Vì trên thực tế, trẻ em mới là những đối tượng dễ mắc các bệnh về cúm, hô hấp.
Chúng ta vẫn chưa có một lời giải thích thông suốt nào cho hiện tượng này cả. [dẫn nguồn]
Những người phục hồi nhưng lại không có kháng thể với chủng SARS Cov-2
Thông thường, cơ chế phục hồi của cơ thể chống lại virus là nó sẽ phát triển những kháng thể. Và kháng thể này sẽ bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập lần nữa của virus. Bạn cũng dễ dàng thấy điều này trong các bộ phim.
Thế nhưng, lẽ thường đó lại không đúng với phần lớn bệnh nhân nhiễm COVID-19 đã phục hồi. Chính điều đó khiến người ta không thể hiểu được họ đã phục hồi như thế nào? [dẫn nguồn]
Lây nhiễm một cách vô hình khó hiểu
Sẽ giải thích thế nào khi một em bé mới biết đi ở Gujarat (Ấn Độ) đã bị nhiễm bệnh và chết mặc dù không có trường hợp nào khác được ghi nhân trong toàn khu vực đó. Một người đàn ông ở California đã trở thành người Mỹ đầu tiên nhiễm virus mà không tiếp xúc với bất kỳ vật chủ tiềm năng nào…[dẫn nguồn]
Đáng lo ngại, chúng ta cũng thấy khá nhiều trường hợp khó hiểu từ khắp nơi trên thế giới mà không có bất kỳ con đường lây nhiễm cụ thể nào.
“Cô Vi” lây lan thế nào?
Bí ẩn lớn nhất của đại dịch là chúng ta vẫn chưa biết rõ hết nó lây lan thế nào?
Mặc dù trước đó người ta tin SARS Cov-2 chỉ có thể lây lan qua tiếp xúc vật lý, nhưng nghiên cứu mới cho thấy virus có thể tồn tại trong không khí lâu hơn chúng ta nghĩ và không cần các chất mang như những giọt nước bọt khi ho để lan truyền.
Nếu nó sống trong không khí và khả năng tồn tại càng lâu, thì cuộc chiến với đại dịch có lẽ sẽ rất lâu mới đến hồi kết.
Bài gốc: https://listverse.com/2020/04/16/top-10-unsolved-mysteries-of-the-covid-19-pandemic/