Vì sao trái đất không có vành đai?
Sao trái đất lại không có vành đai nhỉ? trong khi đó có rất nhiều ngôi sao khác trong hệ mặt trời có vành đai vô cùng kỳ vĩ và ấn tượng: như sao Thổ, sao Mộc, sao Thiên Vương.
Nếu trái đất có vành đai thì sẽ trông như thế nào?
Bức hình này là hình dung của các nhà khoa học nếu như trái đất cũng có vành đai giống các ngôi sao khác.
Thậm chí, nếu trái đất có vành đai, thì góc nhìn của con người từ mặt đất lên bầu trời cũng có nhiều thay đổi. Vấn đề này được đặt ra và Ron Miller – giám đốc nghệ thuật bảo tàng Hàng không vũ trụ quốc gia (Mỹ), đã giúp chúng ta có một vài góc nhìn thú vị nếu vành đai trái đất thực sự tồn tại. Mời bạn xem một vài hình ảnh:
Thế nhưng, nếu bỏ qua những tưởng tượng và trở về thực tế, chúng ta đối diện với câu hỏi “vì sao trái đất không có vành đai?”, để trải lời câu hỏi này, sẽ cần đến sự hiểu biết liên quan đến một vài khái niệm thiên văn học cơ bản như sau.
Vành đai là gì?
Để vấn đề được sáng tỏ, trước mắt bạn cần hiểu vành đai của một ngôi sao thực sự là cái gì. Nó hoàn toàn không phải là một “cái vòng” nguyên khối bằng chất rắn như mắt thường nhìn thấy, vành đai là tập hợp của rất nhiều những thiên thạch nhỏ, bụi vũ trụ (graphit và silicat) đứng chung với nhau và cùng chuyển động theo một quỹ đạo xung quanh một hành tinh.
Đã từng có một giả thuyết rằng, Trái Đất trước đây từng có vành đai. Thế nhưng, vành đai này sau một thời gian dài đã tích tụ lại thành mặt trăng. Tuy nhiên giả thuyết này có nhiều điều còn chưa thể giải thích được về quá trình tích tụ nói trên.
Giới hạn Roche là gì?
Giới hạn Roche là chỉ về khoảng cách gần nhất mà hai thiên thể có thể có được. Giới hạn này được Nhà thiên văn Pháp Edouard Albert Roche đề xướng khi ông nghiên cứu và tính toán những số liệu liên quan đến sự chuyển động và va chạm giữa các hành tinh. Nếu vượt qua giới hạn Roche, thì thiên thể nhỏ hơn trong hai thiên thể cạnh nhau sẽ vỡ vụn, nếu một thiên thể “đứng gần” một hố đen và vượt quá giới hạn Roche, nó sẽ bị nghiền nát.
Giữa trái đất và mặt trăng cũng có một giới hạn Roche. Giả sử Mặt trăng vượt qua giới hạn này thì hậu quả sẽ thật sự rất khủng khiếp.
Sau khi bị nổ tung vì vượt quá giới hạn roche của trái đất, những mảnh vỡ của mặt trăng sẽ chuyển động thành một quỹ đạo xung quanh trái đất và tạo thành một vành đai (chỉ là kịch bản đang tưởng tượng thôi nhé!).
Vậy, vì sao trái đất không có vành đai?
Theo đó, trái đất không có vành đai tuyệt đẹp như những hành tình khác đơn giản là vì chẳng có bụi thiên thạch, tiểu hành tinh hay bất cứ thiên thể nào tồn tại trong giới hạn roche của trái đất cả.
Cũng có một giải thích bổ sung khác đó là vì trái đất gần mặt trời hơn, như bạn thấy mức độ gần mặt trời của các hành tình trong hệ mặt trời như hình sau:
Chính vì trái đất gần mặt trời, nên bức xạ cực tím từ mặt trời sẽ phá hủy hầu hết các vật liệu có thể hình thành vành đai.