Mặt trời không hề đứng yên!
Rất nhiều người trong chúng ta tưởng tượng rằng mặt trời đứng yên còn trái đất và các hành tinh quanh chung quanh nó. Hiểu lầm này cũng giống như nhiều người không hề biết vũ trụ này to lớn đến mức nào. Thực tế mà nói, chẳng hề có trạng thái tĩnh tuyệt đối trong vũ trụ, mọi hành tinh đều vận động không ngừng nghỉ từ thưở khai thiên lập địa đến giờ. Chỉ có nhận thức của chúng ta là giới hạn mà thôi.
Chúng ta lược sử lại một chút về quá trình phát triển những hiểu biết của con người về các mô hình của vũ trụ cho đến ngày nay, và hóa giải hiểu lầm của nhiều người vẫn tưởng mặt trời đứng yên và các hành tinh quay chung quanh nó (chỉ đúng một nửa mà thôi, chưa toàn diện!).
Bắt đầu với thuyết địa tâm
Hy Lạp cổ đại với những tên tuổi như Aristotle và Ptolemy, đều tuyên bố Trái Đất là trung tâm của vũ trụ. Chính những tuyên bố đó đã định hình những quan niệm sai lầm đầu tiên của con người về hình dung vũ trụ. Thiên văn học cổ đại đã từng coi Trái Đất như một mặt phẳng, nhưng những người theo thuyết địa tâm thì tiến bộ hơn rất nhiều, dầu vậy họ vẫn chưa đạt đến một mô hình chuẩn xác nhất và thực tế nhất.
Cho đến thuyết nhật tâm
Nếu “địa” là chỉ chỉ về trái đất (địa cầu), thì “nhật” là chỉ về Mặt trời, thuyết Nhật tâm với ý nói Mặt trời mới là trung tâm chứ không phải trái đất. Quan niệm này vào thế kỷ 17 đã mâu thuẫn trực tiếp với giáo hội, và cho đến khi nó được công nhận, thì rất nhiều sự hy sinh mà các nhà khoa học phải trả giá để bảo vệ sự thật. Trong đó, có thể kể đến câu chuyện bị bắt bớ của Galileo.
“Galileo, có lẽ hơn bất kỳ một người riêng biệt nào, chịu trách nhiệm về sự khai sinh khoa học hiện đại.”
Stephen Hawking
Galileo chịu nhiều áp lực từ Tóa Án dị giáo khi cố gắng bảo vệ quan điểm, và ông nỗi tiếng với câu nói “Dù sao Trái Đất vẫn quay!“.
Thế nhưng, sau tất cả những tiến bộ về hiểu biết bó, chân thành mà nói chúng ta vẫn còn biết quá ít về vũ trụ này. Chỉ nội trong phạm vi hệ mặt trời thôi nhưng vẫn còn nhiều điều con người hiểu lầm và chưa lý giải được.
Nhật tâm nhưng không đứng yên
Nếu nói mặt trời đứng yên, thì nó chỉ đúng khi xét trên hệ quy chiếu mặt phẳng của hệ mặt trời. Nhưng lùi xa ra một chút nữa, đặt góc nhìn của chúng ta mở rộng ra dải ngân hà (Milky Way), thì mặt trời cũng chỉ là 1 trong khoảng 400 tỉ ngôi sao chứa trong Milky Way mà thôi.
Và nếu ở trong góc nhìn đó, mặt trời vẫn quỹ đạo của riêng mình, nó quay quanh tâm của dải ngân hà. Khoảng cách từ hệ mặt trời chúng ta đến tâm của dải ngân hà khoảng 26.000 – 28.000 năm ánh sáng. Với khoảng cách lớn như vậy, du rằng tốc độ di chuyển của Mặt Trời lên đến 828.000 km/h nhưng nếu để đi hết 1 vòng quanh ngân hà, cũng phải mất đến 226 triệu năm.
Xem ra, Trái Đất của chúng ta “chẳng là gì cả” trong vũ trụ này, chỉ đặc biệt hơn một chút – đó là hành tinh duy nhất chúng ta biết tồn tại dạng sống cao cấp. Trong quá trình di chuyển của mặt trời, nó kéo theo tất cả những hành tinh có trong hệ mặt trời, bao gồm của trái đất chúng ta.
Xa hơn, chúng ta không dừng lại ở ở đó. Vì dải ngân hà cũng chỉ là một trong vô vàn những thiên hà khác? Nó quay quanh cái gì? Chuỗi câu hỏi đó cứ mở rộng dần…Có lẽ sẽ vẫn còn là bí ẩn với nhân loại ở thế kỷ này.