Facebook chẳng quan tâm chúng ta đâu!
Những vụ bê bối nối tiếp nhau cũng sẽ chẳng thay đổi hành vi của người dùng – và công ty biết rất rõ điều đó.
Những tranh cãi mới về Facebook đã nổ ra nhanh chóng trong thời gian qua và thật khó để theo dõi chúng. Gã khổng lồ của lĩnh vực truyền thông xã hội đã vô cùng vất vả trong những vụ bê bối kỹ thuật số: bị cáo buộc lợi dụng trẻ em để kiếm tiền, giảm tính minh bạch và xâm phạm quyền riêng tư của người dùng. Tất cả xảy ra ghi chép về lợi nhuận được công bố.
Gần đây, tờ Reveal đã tường thuật rằng Facebook đã dàn xếp và nỗ lực trong nhiều năm để lừa trẻ em và cha mẹ chúng lấy tiền, trong nhiều trường hợp lên tới hàng trăm hoặc thậm chí hàng ngàn đô la, và sau đó thường từ chối hoàn trả. Facebook khuyến khích những nhà phát triển trò chơi khiến trẻ em tiêu tiền mà không cần sự cho phép của cha mẹ – điều mà gã khổng lồ truyền thông xã hội mô tả trong nội bộ là ‘lừa đảo thân thiện’ – với mục đích tối đa hóa doanh thu – theo tài liệu mô tả chiến lược phát triển trò chơi của công ty.
Sau đó, ProPublica tiết lộ rằng Facebook đã cố gắng ngăn chặn các nhà báo khỏi một công cụ mà chính ProPublica đã tự xây dựng – thứ cho phép công chúng thấy rõ hơn ai đang trả tiền cho số lượng lớn quảng cáo chính trị trên Facebook. Cơ sở dữ liệu có thể tìm kiếm của ProPublica được tạo ra sau cuộc tranh cãi lớn về cách quảng cáo trên Facebook có thể ảnh hưởng đến cử tri và có khả năng làm ảnh hưởng tới cuộc bầu cử. (Cũng không phải là lần đầu tiên Facebook cố gắng ngăn chặn các nhà báo sử dụng các công cụ để hiểu các hoạt động mờ thiếu minh bạch của Facebook.)
Tiếp theo, TechCrunch lên tiếng cho rằng Facebook đang âm thầm trả tiền cho mọi người – bao gồm cả các thanh thiếu niên, từ 13 – 20 đô mỗi tháng để cài đặt ứng dụng VPN có thể theo dõi hầu hết mọi thứ người dùng làm trên điện thoại của họ, bao gồm các cuộc gọi, tin nhắn và lượt truy cập trang web.
Facebook ban đầu đã tuyên bố họ sẽ rút ứng dụng một cách tự nguyện. “Chuyện này chẳng có gì bí mật cả”, phía công ty bao biện. “Tất cả những người đã đăng ký tham gia đều được trải qua một quá trình kiểm tra rõ ràng để xin phép họ và được trả tiền để tham gia.”
Hóa ra chương trình đã vi phạm các quy tắc của nhà phát triển của Apple cho iPhone và chính Apple đã gỡ bỏ ứng dụng này. Apple cũng đã thực hiện một bước đi phi thường là cắt đứt quyền truy cập của Facebook vào các công cụ dành cho nhà phát triển của mình. Điều này, theo tờ New York Times, “đã gây ra sự hỗn loạn giữa các kỹ sư phần mềm của công ty.”
Khó có thể theo dõi tất cả các vụ bê bối này mà không thừa nhận rằng Facebook có lợi hơn bao giờ hết. Facebook đã thông báo lợi nhuận kỷ lục trong quý 4 năm 2018 (6,9 tỷ USD) và ba dịch vụ chính của nó (Facebook, Instagram và WhatsApp) có khoảng 2,7 tỷ người dùng hoạt động tổng cộng.
Phản ứng chậm chạp cho tất cả những sự việc này là đổ lỗi cho người dùng. “Nếu bạn ghét Facebook nhiều như vậy, tại sao bạn không kệ nó đi?”, tranh cãi tiếp tục nổ ra. Đối với nhiều người thì thật sự không đơn giản. Với gần một nửa dân số thế giới đang trên cùng một nền tảng của Facebook, đó là nơi mà tất cả mọi người đều là gia đình và bạn bè. Hầu hết các doanh nghiệp về cơ bản được yêu cầu phải có sự hiện diện của Facebook. Ở nhiều quốc gia, Facebook là internet và WhatsApp là cách duy nhất để mọi người có thể giao tiếp một cách kỹ thuật số.
Zuckerberg đã dành 14 năm liên tục đưa ra lời xin lỗi nhưng cơ bản vẫn không thay đổi cách Facebook hoạt động.
Thực tế là, đối với nhiều người, phức tạp hơn nhiều so với lập luận cố chấp rằng mọi người đang tự mình từ bỏ quyền riêng tư và quyền tự chủ của họ khi họ thích những bức ảnh tự sướng quá mức. Nhiều khảo sát liên tiếp đã cho thấy nhiều người dùng Facebook thậm chí chỉ đơn giản là không được thông báo đầy đủ về cách công ty thu thập và sử dụng lượng dữ liệu khổng lồ – hoặc thậm chí là cách Facebook kiếm tiền. Và với những gì họ biết, họ cũng chẳng thích nhưng lại không thể từ chối dịch vụ này, đặc biệt nếu điều đó có lợi cho đời sống xã hội và công việc của họ.
Một nghiên cứu khác của Pew Research gần đây đã công bố cho thấy, khoảng 3/4 người dùng Facebook không biết rằng công ty đang sử dụng các đặc điểm và lợi ích cá nhân của họ cho các nhà quảng cáo trên trang web của mình. Niềm tin của người dùng Facebook đối với công ty đã giảm 66% do những tiết lộ. Một cuộc khảo sát khác từ đầu tháng này cho thấy, khoảng 80% người Mỹ đồng ý rằng họ muốn Google, Facebook và các dịch vụ trực tuyến khác thu thập ít dữ liệu hơn.
Và sự thiếu tin cậy này của Facebook đã tồn tại trong nhiều năm. Ngay cả khi có những tiết lộ của Snowden về Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) năm 2013 và 2014, người Mỹ thậm chí còn ít tin tưởng vào cách Facebook bảo vệ quyền riêng tư của họ hơn so với cơ quan do thám. (Facebook đã áp dụng nhiều chiến thuật PR của NSA.)
Hiện tại, Facebook đang có kế hoạch hợp nhất các phụ trợ của ba nền tảng nhắn tin phổ biến rộng rãi của mình – Facebook Messenger, WhatsApp và Instagram DM – và tích hợp chúng để tất cả chúng có thể nhắn tin (và có khả năng chia sẻ dữ liệu) với nhau. Theo Mike Isaac, phóng viên của New York Times đã nói, “Động thái này có khả năng xác định lại cách hàng tỷ người sử dụng các ứng dụng để kết nối với nhau trong khi nó cũng củng cố sự kiểm soát của Facebook đối với người dùng, tăng tính chống độc quyền, quyền riêng tư và bảo mật.”
Zuckerberg đã dành 14 năm liên tục đưa ra lời xin lỗi nhưng cơ bản vẫn không thay đổi cách Facebook hoạt động. Sẽ có thêm bao nhiêu sự việc nữa trước khi Facebook phải chịu trách nhiệm? Hiện tại, những gì sức ép dư luận đã làm để hạn chế lạm dụng còn là quá ít, Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) – có vẻ như có quyền điều chỉnh các vi phạm quyền riêng tư – dường như rất dè chừng để cân nhắc, và gần như không có bất kỳ yêu cầu chống độc quyền nào ở Hoa Kỳ .
Zuckerberg thậm chí không phải xin lỗi nữa. Anh ta đang lộng hành để làm những gì mình muốn – những người dùng như bị làm tổn hại.
Nguồn : Medium