Câu chuyện tỉnh giấc trên bàn mổ
Liệu một thủ tục y tế mà bạn thậm chí không thể nhớ, có thể gây nên sự rối loạn căng thẳng cho chính bạn?
Bác sĩ đã yêu cầu một liều thuốc gây mê cho tôi, và tất nhiên tôi không thể cưỡng lại cám dỗ của giấc ngủ.
Tỉnh thức trong ca mổ
Nhưng sau đó có gì đó không đúng xảy ra, tôi đã thức dậy quá sớm, quật tay và bắt đầu khóc, đội ngũ y tế cuống quýt để điều khiển chiếc ống được đặt trong cổ họng của tôi. Đáng lẽ ra đây chỉ là một ca nội soi dạ dày đơn giản.
Tôi phải chịu đựng một cuộc vật lộn dữ dội trên bàn: bị bịt miệng và nghẹt thở, cố gắng la hét, chiến đấu để tống khứ đống thiết bị y tế đó ra khỏi thực quản của mình.
“Giữ lấy tay cô ấy!” Tôi nghe thấy ai đó hét lên. Tôi cảm thấy nước mắt nóng hổi của chính mình cùng một nỗi kinh hãi thực sự, nhưng rồi cơn mê ấy lại đến.
Đây là lần thứ ba tôi thức dậy trong sự mê man không rõ ràng mà người ta vẫn gọi là “hôn mê có ý thức” đó.
“Bạn có thể tỉnh táo trở lại, nhưng bạn sẽ chẳng nhớ gì cả“, đó là điều mà hàng ngàn bệnh nhân được nhắc mỗi ngày, bởi thuốc an thần mà các bác sĩ sử dụng để chuẩn bị cho các loại thủ thuật này đi kèm với một tác dụng phụ dễ thấy: mất trí nhớ.
Người ta đã sử dụng rất nhiều midazolam cho tôi, một loại thuốc benzodiazepine được biết đến với ảnh hưởng rất lớn đến trí nhớ. Có nhiều thứ đáng nhẽ ra đã nên bị quên đi, nhưng với tôi thì không như vậy. Thay vào đó, những cơn hoảng loạn và stress cấp tính (phản ứng chiến hay chạy) xảy ra sau đó đã cắm rễ trong kí ức của tôi.
Một cảm giác kinh khủng như bị sụp đổ bủa vây tôi những ngày tiếp đó, khi tôi duy trì việc thực hiện một bài kiểm tra y tế thông thường mà bộ não đã chấp nhận nó, không phải là vô lý, như một cuộc tấn công vật lý.
Có chuyện gì không đúng ở đây?
Hai lần thức tỉnh trước đây của tôi trong cơn hôn mê có ý thức đã không làm tôi choáng ngợp với nỗi kinh hoàng giống như lần này. Chúng thậm chí còn không để lại ấn tượng bất thường nào, vì tôi đã được bảo rằng tôi sẽ không hoàn toàn chìm trong giấc ngủ.
Lần đầu tiên, tôi thức dậy trong một lần đi chữa gân ngón tay với âm thanh của một thanh kim loại bị đập vào khớp. Tôi không nghĩ mình đã nói gì hoặc thậm chí mở mắt ra. Tôi không cảm thấy đau đớn hay sợ hãi. Tôi chỉ đơn giản cảm thấy một sự tò mò kì lạ với những gì đang xảy ra xung quanh mình.
Lần thức tỉnh thứ hai của tôi là trong một lần đặt máy điều hòa nhịp tim, khi tôi mở mắt ra và phát hiện ra rằng cả khuôn mặt mình đã được che phủ với một chiếc áo choàng bệnh viện màu xanh, theo như tưởng tượng của tôi. Có một luồng ánh sáng chói lóa chiếu xuyên qua lớp vải, và mặc dù tôi không cảm thấy đau, tôi vẫn thấy sợ hãi bởi một tiếng rung lạ trong ngực mình khi thiết bị đang được thử nghiệm. Tôi bắt đầu khóc nức nở, ngực tôi nặng trĩu, nước mắt chảy dài trên hai bên mặt, vào tai. “Chị có thấy đau không?”, bác sĩ phẫu thuật hỏi, và tôi nói không. “Tôi hay dễ bị xúc động thôi”, tôi nhớ rất rõ mình đã nói như vậy. Nhưng rồi nỗi sợ hãi cũng sớm nguôi ngoai.
Chỉ có lần tỉnh dậy thứ ba là khiến tôi bị ám ảnh bởi những hồi tưởng và những cơn ác mộng. Có vấn đề gì ở đây chăng?
Tôi sớm nhận ra rằng tôi chỉ là một trong số một tỷ lệ vô cùng nhỏ những người hay phải nhớ những trải nghiệm khủng khiếp khi ở trong trạng thái hôn mê có ý thức. Theo một nghiên cứu do Tiến sĩ George Mashour, một bác sĩ chuyên khoa thần kinh học, chỉ có ba trong số 10.000 người báo cáo về tình trạng “kí ức không mong muốn” từ việc gây mê không toàn phần, một con số chỉ cao hơn một chút so với con số 2 trong số 10.000 bệnh nhân với gây mê toàn phần, theo như nghiên cứu dẫn dắt bởi tiến sĩ George Mashour từ Đại học Michigan và là một trong những chuyên gia về sự gây mê có nhận thức trên thế giới. Trong khi một số bệnh nhân mong đợi, hoặc thậm chí muốn tỉnh táo trong một số quá trình nhất định, đặc biệt là nội soi, thì bác sĩ Mashour cho rằng “Tôi không nghĩ có bác sĩ nào muốn lại muốn bệnh nhân chịu sự sợ hãi hay đau đớn cả”.
Nhưng mọi thứ vẫn xảy ra.
Nghiên cứu của ông đã sử dụng cơ sở dữ liệu về gây mê có ý thức của Hiệp hội Gây mê Hoa Kỳ, một cơ sở dữ liệu tự nguyện của các bệnh nhân từng trải qua việc gây mê có ý thức hoặc gây mê toàn thân. Từ đó cho thấy 78% những người cho rằng việc nhận thức được trong quá trình gây mê có ý thức khiến họ mệt mỏi và kiệt sức và 40% bị di chứng tâm lý lâu dài như rối loạn căng thẳng sau chấn thương.
Đã có nhiều nghiên cứu và tranh luận về cách ngăn chặn những việc tỉnh dậy này, hay còn gọi là “nhận thức gây mê”, khi trải qua phương pháp gây mê toàn thân. Nhưng người ta biết rất ít về tác động của chúng đối với những người trải qua quá trình hôn mê có ý thức, điều đang ngày càng phổ biến và ước tính chiếm một nửa trong số tất cả các ca gây mê ở Hoa Kỳ trong vòng 10 năm.
Thường không cần bác sĩ gây mê, không có phòng phẫu thuật và thậm chí không phải ở bệnh viện, thuốc an thần hiện đang được sử dụng ngày càng nhiều cho công việc nha khoa, phẫu thuật thẩm mỹ, điều chỉnh nhịp tim và nhiều thủ tục được thực hiện bởi một loạt các bác sĩ gây mê và y tá đã được chứng nhận.
“Một phần của vấn đề là không có định nghĩa chắc chắn về thuốc an thần có ý thức, có thể bao gồm một loại cocktail kiểm soát cơn đau, kiểm soát lo âu và mất trí nhớ, số lượng có thể khác nhau giữa bệnh nhân, các thủ thuật và người hành nghề”, theo như Tiến sĩ Andrew Davidson, trưởng phòng nghiên cứu gây mê tại Viện nghiên cứu trẻ em Murdoch ở Melbourne, Australia.
“Hôn mê có ý thức cũng là một loại kĩ thuật”, bác sĩ Davidson Davidson nói. “Một số người cho rằng nó thực sự khó thực hiện hơn gây mê toàn thân, bởi vì sẽ khó khăn hơn để chuẩn thuốc phù hợp để có được chính xác những gì ta muốn.”
Trái ngược với gây mê toàn thân với các mục tiêu được xác định rõ – không đau, không nhận thức, không có trí nhớ – gây mê có ý thức thường rất khó nắm bắt, nơi ranh giới giữa ý thức và vô thức bị xóa nhòa, nơi đôi khi chỉ mong bệnh nhân được nửa tỉnh và vẫn phản ứng nhanh, và nơi mà sự mệt mỏi của họ có thể bị xua tan, bởi chứng hay quên thường sẽ đến.
“Với hôn mê có ý thức, tôi nghĩ rằng các bác sĩ nhận ra rằng khá nhiều thời gian bệnh nhân của họ sẽ thực sự rất mệt mỏi, nhưng họ đã dựa vào thực tế là hầu hết sẽ không ai nhớ điều đó”, bác sĩ Davidson nói. “Rõ ràng đó không phải là mục tiêu”, ông nói thêm, “Nhưng thật khó để có được liều thuốc hoàn hảo”. Và theo những gì ông viết trong Tạp chí Đạo đức Y khoa thì “Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân có thể co giật và tỏ ra khó chịu. Một vài người cũng nói là rất đau đớn. Nhưng “hầu như sẽ chẳng nhớ gì”
Trong trường hợp của tôi, bị ám ảnh bởi những ký ức đau khổ, tôi được chẩn đoán mắc chứng rối loạn căng thẳng cấp tính, một dạng PTSD nhẹ. Tôi đã nói chuyện với một nhà trị liệu, mong được làm rõ từ bác sĩ của tôi và đang tìm cách để tránh một trải nghiệm đáng sợ tương tự vào lần tới.
Giống như một cơn ác mộng vẫn còn thấp thoáng?
Nhưng sẽ ra sao nếu như giống hầu hết mọi người, tôi đã thực sự quên đi sự hoảng loạn và cuộc vật lộn trên bàn phẫu thuật? Liệu tôi có thể vẫn trải qua những cơn ác mộng và lo lắng không thể giải thích? Và với một người nào đó có xu hướng trầm cảm hoặc lo lắng thì có thể lần theo vấn đề của họ ngược trở lại những trải nghiệm đã bị lãng quên về những ca gây mê?
Bác sĩ Aeyal Raz, bác sĩ gây mê tại Đại học Wisconsin cho biết, có rất nhiều bằng chứng về việc ngay cả khi không có ký ức rõ ràng về phẫu thuật, con người có thể hình thành những ký ức tiềm ẩn hoặc tiềm thức về gây mê. “Có một dấu vết của sự kiện, một ký ức còn lại trong não. Tuy nhiên, nó không thể được kết nối với những suy nghĩ có ý thức và người đó không nhớ lại sự kiện đã trải qua. Tuy nhiên, nó có thể ảnh hưởng đến cảm xúc và hành vi trong tương lai.”
“Nghiên cứu về tâm lý học cho thấy, ngay cả hoạt động trí nhớ rất cơ bản này cũng có thể có ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi hoặc cảm xúc”, Jackie Andrade, nhà tâm lý học tại Đại học Plymouth, đã viết trong bài đánh giá về chủ đề này. “Có vẻ hợp lý khi cho rằng những trải nghiệm tiêu cực trong quá trình phẫu thuật có thể cản trở bệnh nhân hồi phục sức khỏe, nhưng thật khó để chứng minh.”
Nhưng bác sĩ Davidson cảm thấy bằng chứng cho sự tồn tại của kí ức ẩn sau khi gây mê là “rất phức tạp, và cũng mất rất nhiều thời gian để có thể nói rằng nó có tác dụng lâu dài”.
Trong một nghiên cứu đang diễn ra, nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Raz, đang xem xét mối liên hệ giữa nhận thức và hình thành trí nhớ khi gây mê và các triệu chứng tâm lý một tháng sau đó. “Phạm vi quá nhỏ để có kết quả cuối cùng, vì vậy tôi nên cẩn thận với việc giải thích, nhưng chúng tôi đã có một số nhỏ các đợt hồi tưởng, hầu hết chúng liên quan đến các triệu chứng PTSD, chủ yếu là các vấn đề về giấc ngủ, ở khoảng 30 ngày”, ông nói. Ông nói rằng nhiều bệnh nhân đã nhận thức được trong quá trình phẫu thuật – được xác định bằng cách yêu cầu họ di chuyển cánh tay của họ trong khi phẫu thuật – nhưng họ không nhớ điều đó, và với những bệnh nhân này thì còn quá sớm để nói liệu có nguy cơ mắc PTSD hay không.
“Khi tôi nói chuyện với các bệnh nhân trước khi cho họ dùng thuốc mê, tôi nói với họ rằng họ sẽ tỉnh táo và có thể sẽ nhớ hoặc không, mặc dù hầu hết là không, và tôi sẽ ở bên họ, và nếu họ đau đớn hay không thoải mái thì có thể nói với tôi và tôi sẽ cho họ uống thêm thuốc an thần hoặc thuốc giảm đau”, bác sĩ Raz nói. Tôi hy vọng rằng điều này cho phép họ kiểm soát tình hình và hiểu rõ hơn, điều này có thể giúp ngăn ngừa PTSD.
Trong một bài báo trên Tạp chí Đạo đức Y khoa, giáo sư Walter Glannon, một nhà đạo đức và nhà triết học y sinh tại Đại học Calgary, đã khám phá ý tưởng đưa ra một loại thuốc giải độc để làm dịu đi những ký ức đau thương. Ví dụ, Propranolol là một loại thuốc không gây mất trí nhớ nhưng có thể làm giảm cảm xúc của một bộ nhớ, đặc biệt là nếu được uống trong vòng sáu giờ kể từ khi trải qua chấn thương.
Trong khi sự phổ biến của gây mê có ý thức trở nên rộng rãi, các nghiên cứu vẫn đang diễn ra. Nhưng điều quan trọng vẫn còn thiếu từ những cuộc trò chuyện này là những câu chuyện về bệnh nhân. Các chuyên gia nói rằng phần lớn các chấn thương tâm lí khi gây mê có ý thức rất có thể không bao giờ được biết đến bởi vì chúng thường rất manh mún và không có liên kết. Giống như dấu vết của một cơn ác mộng mà bạn có thể ghi nhớ nhưng vẫn còn thấp thoáng ám ảnh cuộc sống của bạn.