Nếu so với các hình thức tử hình khác như “tùng xẻo”, hay quăng vào vạc dầu xôi thì tử hình bằng đại bác tui thấy nó nhanh gọn hơn, sự đau đớn chóng vánh hơn. Bắn đùng một phát là hết biết gì (hoặc một chút nhận thức sót lại).
Từ hình bằng đại bác là hình thức xử tử được cho là có nguồn gốc từ đế quốc Mogul (Mô-gôn) – một đế chế Hồi Giáo ở tiểu lục địa Ấn Độ ra đời vào năm 1526. (tôn giáo của đế quốc này là Hồi giáo vì chịu ảnh hưởng của văn hóa Ba-tư).
Ở đây tui không có ý nhấn mạnh Hồi giáo cực đoan gì cả, nếu quan sát lịch sử các ông sẽ thấy tôn giáo nào, chính quyền nào cũng có những hình thức xử tử rất đáng sợ (cổ xưa nhất có thể là ném đá).
Trở lại với Ấn Độ, khởi nghĩa Ấn Độ năm 1857 dù không thành công nhưng nó dành nhiều kết quả thay đổi lịch sử. Bức ảnh các ông xem dưới đây là những khẩu đại bác của Anh đang nhắm sát vào lưng để hành quyết những người tham gia cuộc nổi dậy thời kỳ đó. (muốn tìm hiểu kỹ về lịch sử thì bấm vào link trên).
Tác giả George Carter Stent, trong cuốn sách của mình, đã mô tả quá trình xử tử đáng kinh sợ này như sau:
Tù nhân bị trói vào một khẩu đại bác với phần lưng trên tựa vào họng súng. Khi đạn được bắn ra, người ta nhìn thấy đầu anh ta lao thẳng lên không trung 14-15 mét. Cả hai cánh tay phải và trái đều bay lên cao và rơi ở khoảng cách gần trăm mét. Hai chân rụng xuống đất dưới họng súng. Cơ thể bị thổi bay hoàn toàn và không thể nhận dạng.
Theo những tìm hiểu từ Wikipedia, từ tháng 5 đến tháng 9 năm 1857 đã có gần 500 người nổi dậy bị xử tử theo hình thức này. Hình thức xử tử này vẫn tiếp tục kéo dài nhiều năm sau đó. Tại Afghanistan, hình thức này được áp dụng từ từ đầu thế kỷ XIX đến năm 1930 mới chấm dứt.
0 Comments