Bài học về truyền thông thái quá (hoặc dối trá): Quảng cáo thuốc lá những năm 19xx


Để bán được càng nhiều thuốc lá càng tốt, từ những năm 19xx, các công ty thuốc lá đã chi tiền để truyền thông sản phẩm của họ theo chiều hướng thân thiện nhất. Bằng tất cả các lối diễn đạt từ hài hước, quyền phụ nữ, nhân danh khoa học, thậm chí sử dụng hình ảnh trẻ em.

Thuốc lá … chống vi trùng và lọc bụi mịn

Quảng cáo thuốc lá Camel – Nguồn: Bộ sưu tập của Stanford School of Medicine.

Đây không phải là sự thái quá, nhưng là sự dối trá. Trong quảng cáo thuốc lá 1931 trên, họ đã vẽ hình một bác sĩ tai mũi họng cầm gói thuốc Camel có khả năng “chống vi trung” và được chứng thực khả năng “lọc bụi mịn … khiến bạn ho”.

Thuốc lá…có lợi cho người hen suyễn

Nguồn: Bộ sưu tập của Stanford School of Medicine.

Quảng cáo của công ty Wilcox & Co. năm 1881 cho sản phẩm thuốc lá mang tên Cigares De Joy đưa ra tuyên bố rằng thuốc lá của họ có lợi cho những người bị “hen suyễn, viêm phế quản ho, cúm và khó thở”.

Tương tự, một quảng cáo sớm hơn nữa vào năm 1890 này cho biết thuốc lá có thể điều trị hiệu quả bệnh hen suyễn và không khuyến khích trẻ em dưới 6 tuổi.

Nguồn: Bộ sưu tập của Stanford School of Medicine.

Những cuộc khảo sát ngụy biện

Để tăng phần thuyết phục về việc thuốc lá không gây hại, họ công bố kết quả của những cuộc khảo sát mang tính “chuyên môn”.

Nguồn: Bộ sưu tập của Stanford School of Medicine.

Quảng cáo thuốc lá Camels vào năm 1946 này đã sử dụng ý tưởng khảo sát từ một “tổ chức nghiên cứu độc lập” để tuyên truyền rằng: nhiều bác sĩ hút Camels hơn các thương hiệu khác.

Những độc giả còn nghi ngờ sẽ được trấn anh bằng những đảm bảo đại loại như: nghiên cứu có “Tuyên bố thực tế từ chính các bác sĩ. Số liệu đã được kiểm tra và kiểm tra lại”.

Nhân danh “khoa học” để đưa ra lời tuyên bố dối trá

Nguồn: Bộ sưu tập của Stanford School of Medicine.

Bài bài trên công bố bằng chứng khoa học về sức khỏe của sản phẩm thuốc lá có tên Chesterfield năm 1931. Nó này nói rằng: “thuốc lá Chesterfield cũng tinh khiết như nước bạn uống.”

Sử dụng hình ảnh người nổi tiếng

Công thức quảng bá này quá quen thuộc với thời đại chúng ta ngày nay.

Nguồn: Bộ sưu tập của Stanford School of Medicine.

Vô số ngôi sao điện ảnh và người nổi tiếng đã quảng bá hút thuốc trong các banner quảng cáo. Trong đó, một số người bị ung thư liên quan đến hút thuốc và các bệnh khác, chẳng hạn như (theo chiều kim đồng hồ từ trên cùng bên trái) Betty Grable (ung thư phổi), Spencer Tracy (bệnh tim), Barbara Stanwyck (suy tim sung huyết), Louis Armstrong (đau tim), Susan Hayward (ung thư phổi và não) và John Wayne (mất phổi vì ung thư).

Truyền thông bằng những khẩu hiệu ngụy biện

Đại loại như Phụ nữ hãy tin vào chính mình … khi hút thuốc lá.

Nguồn: Bộ sưu tập của Stanford School of Medicine.

Quảng cáo thuốc lá Philip Morris năm 1951 nhắm vào những người phụ nữ hút thuốc với tâm thế ủng hộ phong trào giải phóng phụ nữ.

Sử dụng hình ảnh tạo thân thiện với trẻ em

Nguồn: Bộ sưu tập của Stanford School of Medicine.

Quảng cáo thuốc lá có hình ảnh thân thiện với trẻ em. Nên họ đã sử dụng rất nhiều hình ảnh ông già Noel hút thuốc lá, như là quảng cáo năm 1920 này cho thuốc lá Murad.

Nguồn: Bộ sưu tập của Stanford School of Medicine.

“Trước khi la mắng con, mẹ nên hút một điều Marlboro!”.

Tạm kết

Có thể chúng ta cảm thấy thật nực cười nhưng nếu đặt bản thân trong thời đại của họ thì những tiếng nói phản đối mới chính là … nực cười. Vì lợi nhuận, những sản phẩm có hại cho sức khỏe có thể được truyền thông thành một thứ bỗ dưỡng, thân thiện, gần gũi với phụ nữ, trẻ em…


Bài viết sử dụng nguồn:

  • https://www.cbsnews.com/pictures/outrageous-vintage-cigarette-ads/7/
  • http://tobacco.stanford.edu/tobacco_main/about.php

What's Your Reaction?

Thích Thích
0
Thích
Haha Haha
0
Haha
Wow Wow
0
Wow
Huhu Huhu
0
Huhu
Giận Giận
0
Giận

0 Comments

Comments

Choose A Format
Story
Formatted Text with Embeds and Visuals
Image
Photo or GIF