10 bí mật trong kinh doanh không phải ai cũng biết
Doanh nghiệp chỉ có một mục tiêu duy nhất là lợi nhuận. Họ sẽ bất chấp mọi cách thức hay thủ đoạn để đạt được mục tiêu đó dù hợp pháp hoặc bất hợp pháp. Các doanh nghiệp lớn có một số bí mật mà họ không muốn chúng ta biết bởi chắc chắn chúng ta sẽ chi ít tiền hơn cho các sản phẩm của họ hay thậm chí không mua chúng nữa. Tuy nhiên, những bí mật đó đã được đào sâu và khám phá, đưới đây là top 10 trong số đó.
10. Siêu thị dùng khí CO2 để khiến thịt có màu đỏ tươi
Bạn vẫn luôn tin rằng màu đỏ của thịt là bằng chứng cho chất lượng tươi ngon của nó?
Màu đỏ không phải lúc nào cũng tương đương với độ tươi ngon. Các siêu thị thường thêm vào thịt khí carbon monoxide – loại khí độc hại tương tự khí thải ra từ xe cộ – để làm cho nó có màu đỏ. Và thịt đó sẽ vẫn đỏ ngay cả khi nó ôi thiu.
Sau khi thịt được cắt ra một vài ngày, màu tự nhiên của chúng sẽ chuyển sang nâu hoặc xám. Để ngăn chặn điều đó, ngành công nghiệp thực phẩm đã phát minh ra khí bảo quản trong đóng gói (MAP). Họ cho thịt tiếp xúc với khí CO2 trước khi đưa nó vào các gói chứa khí MAP. Điều này cho phép thịt vẫn tươi đến một năm. 70% thịt được bán ở Mỹ được xử lý bằng MAP. [nguồn]
Cộng đồng người tiêu dùng đã cố gắng ngăn ngành công nghiệp thịt sử dụng khí CO2 độc hại trong các sản phẩm của họ. Tuy nhiên, những công ty sản xuất thịt cho biết họ sẽ không thể không sử dụng CO2 vì người tiêu dùng sẽ không mua bất kỳ loại thịt nào không có vẻ ngoài tươi đỏ đó.
9. Mạng truyền hình cáp tăng tốc các chương trình để nhường chỗ cho quảng cáo
Các mạng truyền hình cáp đã bí mật tăng tốc các chương trình truyền hình để có chỗ cho nhiều quảng cáo hơn. Họ làm điều này vì hai lý do. Đầu tiên, họ cần chiếu nhiều quảng cáo để tăng thêm lợi nhuân bởi quảng cáo trên tivi đang ngày càng rẻ. Lý do khác là để đáp ứng các thỏa thuận người xem họ đã hứa hẹn với các nhà quảng cáo.
Người xem gần như không phát hiện ra điều này. Một bộ phim dài 30 phút có thể được tăng tốc dư ra 2 phút. Nghe có vẻ tầm thường, nhưng các nhà quảng cáo có thể phải chi số tiền lên tới 68.000 đô la cho những phút quý giá đó.
Tuy nhiên, những người làm chương trình đôi khi sẽ nhận thấy sự thay đổi đó. Nữ diễn viên Courtney Cox quan sát thấy rằng Friends đã bị tăng tốc khi giọng nói nghe có vẻ khác trong loạt phim. Tác giả Stephen Cox, người đã viết một cuốn sách dựa trên bộ phim The Wizard of Oz, nhận ra rằng tốc độ của bộ phim được tăng lên khi ông quan sát thấy người Munchkins nói nhanh hơn.
8. Mực của những nhà phân phối khác ngoài thương hiệu cũng có chất lượng tương tự mực của nhà sản xuất
Các nhà sản xuất máy in không khuyến khích chúng ta sử dụng các loại mực của bên thứ ba (bên thứ nhất là nhãn hàng đó, bên thứ hai là người dùng, bên thứ ba là những nhãn hiệu khác nhà sản xuất sản phẩm) bằng cách tuyên bố rằng các sản phẩm này tạo ra các bản in kém chất lượng và có thể làm hỏng máy in. Điều này là sai. Các nhà sản xuất máy in không khuyến khích chúng ta sử dụng loại mực của bên thứ ba vì mô hình kinh doanh của họ.
Các nhà sản xuất máy in hàng đầu như HP và Epson tham gia vào ngành kinh doanh mực in nhiều hơn là kinh doanh máy in. Họ bán máy in của họ thua lỗ và phụ thuộc vào mực của họ để kiếm lợi nhuận. Các nhà sản xuất mực của bên thứ ba không bán máy in, vì vậy họ có thể bán loại mực của họ rẻ hơn tới 90%.
Theo truyền thống, các nhà sản xuất máy in đã cài chip vào hộp mực của họ và biết khi nào ai đó sử dụng hộp mực của bên thứ ba. Ngày nay, họ sử dụng các loại hộp mực khác nhau cho các kiểu máy in khác nhau để ngăn cản các nhà sản xuất độc lập phát triển hộp mực cho mọi máy in.
Một số nhà sản xuất máy in như HP có các giải pháp triệt để hơn để buộc khách hàng sử dụng hộp mực của họ. Họ đã lập trình máy in của họ ngừng hoạt động khi họ phát hiện ra rằng hộp mực của bên thứ ba đã được cài đặt và một thông báo trên màn hình sẽ khuyên người dùng sử dụng mực HP.
7. Những củ cà rốt nhỏ nhân tạo
Cà rốt nhỏ là một nhân vật của Disney trong thế giới cà rốt. Loại củ này nhỏ, tròn và có thể bóc vỏ. Chúng cũng có màu cam rất đẹp mắt. Không giống như cà rốt lớn hơn, cà rốt bé hơn tiện hơn khi ăn. Hầu hết những người yêu cà rốt nhỏ không biết rằng cà rốt nhỏ chỉ là cà rốt thường được cắt thành các củ nhỏ.
Cà rốt nhỏ đầu tiên được sản xuất vào những năm 1980 khi Mike Yurosek cắt một số củ cà rốt bị hỏng thành các kích cỡ nhỏ hơn. Vào thời điểm đó, nông dân trồng cà rốt đã vứt bỏ 70 phần trăm cà rốt của họ vì chúng bị hỏng hoặc có hình dạng không bắt mắt. Không muốn sụt giảm thêm doanh thu, Yurosek đã sử dụng dụng cụ gọt khoai tây để cắt tỉa những củ cà rốt bị biến dạng và thành công trong việc tiêu thụ chúng.
Ngày nay, nông dân cố tình trồng cà rốt nhỏ. Họ thu hoạch trước khi chúng trưởng thành hoàn toàn và cắt chúng thành các kích cỡ nhỏ hơn. Họ thường sẽ rửa cà rốt bằng clo trước khi rửa chúng trong nước và đóng gói để bán. Các chủ trang trại nói rằng Clo là cần thiết để tiêu diệt vi khuẩn như E.Coli. Tuy nhiên, Clo vẫn là một chất cấm trong công nghiệp thực phẩm.
6. Những công ty cố tình gây sự cố cho sản phẩm buộc người tiêu dùng nâng cấp chúng
“Sự lỗi thời có tính toán” là một thuật ngữ mà bạn có thể chưa bao giờ nghe nói đến. Nó đề cập đến sự phá hoại có chủ ý của một sản phẩm bởi nhà sản xuất của nó. Các nhà sản xuất tận dụng những điểm không rõ ràng để buộc bạn nâng cấp lên phiên bản mới hơn cho sản phẩm của họ.
Apple đã có tin đồn vào năm ngoái khi bị cáo buộc làm chậm iPhone cũ để buộc người dùng mua các mẫu mới hơn. Apple không phải là công ty mang tội duy nhất mà chỉ là người duy nhất bị bắt. “Lỗi thời có tính toán” xảy ra theo cách này hay cách khác. Các công ty điện thoại di động như Apple có thể bí mật thêm một mã lừa đảo vào các bản cập nhật phần mềm của họ.
Các công ty không cung cấp thông tin cập nhật thường sẽ phá hoại sản phẩm trong quá trình sản xuất. Họ sử dụng vật liệu kém chất lượng trong một số bộ phận của sản phẩm để nó sẽ hỏng sau một vài năm. Các nhà sản xuất xe hơi thường cố tình làm vậy, đó là lý do họ phát hành các mẫu xe mới mỗi năm.
Điều thú vị là, lỗi thời có tính toán không hề bất hợp pháp tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, đó là bất hợp pháp ở Pháp, nơi Apple có thể bị phạt nếu bị kết tội làm chậm iPhone cũ để buộc người dùng nâng cấp. Công nhân Apple tham gia chương trình này cũng có thể phải chịu án tù.
5. Thức ăn cho vật nuôi theo đơn thuốc
Thức ăn cho thú cưng theo toa (còn gọi là thức ăn cho chó của bác sĩ thú y) đã được bán ở Mỹ trong vài năm qua. Những sản phẩm này không có sẵn trong các cửa hàng và chỉ có thể được mua với một toa thuốc. Chủ sở hữu thú cưng sẽ ngạc nhiên khi biết rằng toàn bộ ngành công nghiệp thực phẩm cho thú cưng theo đơn là một sự giả tạo.
Lý do duy nhất mọi người mua những thực phẩm này là bởi vì bác sĩ thú y kê toa chúng. Tuy nhiên, bác sĩ thú y chỉ kê đơn cho họ vì các nhà sản xuất thức ăn cho thú cưng yêu cầu. Thực phẩm cho thú cưng theo toa không có sẵn trong các cửa hàng và thường được làm cho chúng giống như thuốc để có thể được bán với giá cao.
Nhà sản xuất tuyên bố rằng việc thức ăn cho thú cưng theo toa đã được chế tạo đặc biệt để điều trị cho động vật không đúng hoàn toàn. Chính phủ không quy định hoặc công nhận thực phẩm cho vật nuôi theo toa, khiến các nhà sản xuất đưa ra những thông tin không rõ ràng và xác thực.
Thực phẩm vật nuôi theo toa không chứa bất kỳ loại thuốc nào mặc dù các nhà sản xuất và bác sĩ thú y khiến ta lầm tưởng nó có vẻ như vậy. Những sản phẩm này chỉ có lượng hợp chất cao hơn bình thường (hoặc thấp hơn bình thường) như protein hoặc natri, tùy thuộc vào từng trường chúng được sử dụng để “chữa bệnh”.
4. Sản phẩm không đường cũng là dối trá
Các chuyên gia sức khỏe, doanh nghiệp và những bên liên quan đã biết cách sáng tạo và gian lận trong các chính sách tiếp thị của họ khi mọi người có ý thức hơn về sức khỏe của mình. Thực phẩm không chứa gluten là một trong những mánh khóe mới nhất hiện nay. Thực tế là thực phẩm chứa nhiều carbohydrate như bánh mì đã bị giảm doanh số bán hàng trong khi phiên bản được gọi là không có gluten của chúng lại tăng vọt, có nghĩa là rất nhiều người đang mắc phải chiếc bẫy này.
Ngày nay, các tiệm bánh, bánh kẹo và cửa hàng có phiên bản không chứa gluten của hầu hết mọi sản phẩm tung ra thị trường. Có người thậm chí nghiện thực phẩm không đường đến mức tạo ra 1 trang web “hẹn hò không đường” tìm kiếm mối quan hệ với một người cũng không sử dụng gluten.
Ngành công nghiệp không gluten đã xuất hiện trong vài năm qua là một trò lừa đảo. Gluten không có tác dụng đối với hầu hết mọi người. Những người duy nhất cần thực phẩm không chứa gluten là những người bị ảnh hưởng bởi bệnh celiac, một rối loạn y tế khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể bị tấn công gluten. Cứ 100 người thì có 1 người mắc bệnh celiac và họ nên là những người đầu tiên được kê đơn không có gluten.
3. Phần mềm và phần cứng do Mỹ sản xuất có giá cao hơn ở Úc
Phần mềm do Mỹ sản xuất ở Úc đắt đến mức bay đến Los Angeles để mua chúng còn rẻ hơn so với mua ở Úc. Trong năm 2013, các sản phẩm phần mềm của Adobe và Microsoft có giá lần lượt cao hơn 42% và 66%, phần cứng cao hơn 46%.
Ví dụ: Bộ sưu tập Adobe Creative Suite Master 6 có giá 4.334 USD tại Úc. Ở Mỹ, nó rẻ hơn $ 1,735, ở mức $ 2,599 và một chuyến đi khứ hồi tới Los Angeles là $ 1,147,58.
Bên cạnh những phần mềm đóng hộp, các sản phẩm có thể tải xuống và đăng ký tương tự cũng đắt hơn ở Úc. Vào năm 2013, bộ Adobe Creative Cloud có giá $62,99 một tháng tại Úc. Ở Mỹ, nó là $49,99. Sự chênh lệch giá này cũng đúng với các đăng ký dài hạn cho các chương trình của Adobe.
Cuối cùng, Adobe đã giảm giá xuống ngang bằng với giá của Mỹ sau khi chính phủ Úc bắt đầu điều tra.
2. Nước đóng chai chỉ là nước máy
Một nửa số nước đóng chai được bán ở Hoa Kỳ là nước máy thông thường được lọc. Flo được loại bỏ trong quá trình lọc, khiến người tiêu dùng nước đóng chai có nguy cơ bị sâu răng. Việc loại bỏ flo khỏi nước đóng chai là một trong những lý do mà một số người cho rằng nước máy tốt hơn nước đóng chai.
Nước vòi được quan tâm nhiều về chất lượng hơn nước đóng chai. Cụ thể, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ đã yêu cầu bổ sung fluoride vào nước máy. Và hiển nhiên là không có chính sách nào yêu cầu thêm nó vào nước đóng chai.
Các nhà sản xuất nước đóng chai cũng thích quảng bá sản phẩm của họ bằng những từ vô nghĩa như “nước từ thượng nguồn” hay “nước của sông băng”.
1.Các công ty dược phẩm trả tiền cho bác sĩ kê đơn thuốc
Các công ty dược phẩm đôi khi trả tiền cho bác sĩ để kê toa thuốc của họ. Nhìn chung, số tiền lên tới gấp đôi những gì các công ty này chi cho nghiên cứu và phát triển. Vào những năm 1980, các công ty dược phẩm đã trả tiền cho các bác sĩ kê đơn thuốc của họ. Họ cũng đưa các bác sĩ cùng đến các kỳ nghỉ, những bữa tối và đến các sân golf.
Năm 2002, các nhà sản xuất và nghiên cứu dược phẩm của Mỹ tiến hành quy củ ngành công nghiệp. Ngày nay, các công ty dược phẩm bị cấm giữ bác sĩ như người thân cận. Các công ty này chỉ có thể đưa bác sĩ vào các chuyến đi mang tính giáo dục và không thể tặng họ quà giá trị hơn $100. Tuy nhiên, họ vẫn được phép trả tiền cho các bác sĩ để sắp xếp tư vấn.
Để thúc đẩy tính minh bạch giữa bác sĩ và các công ty dược phẩm, chính phủ Hoa Kỳ đã tạo ra Công cụ tìm kiếm thanh toán. Bệnh nhân có thể nhập tên của các bác sĩ của họ vào trang web để tìm hiểu xem các bác sĩ này có nhận được tiền từ bất kỳ công ty dược phẩm nào không. Bạn có thể truy cập trang web ở đây.